Đánh giá lại quy mô GDP để tính đúng, tính đủ theo chuẩn quốc tế?
Cập nhật: 25/09/2019
Phụ nữ khởi nghiệp vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững (24/11/2024)
Mua sắm mùa Giáng sinh, khách hàng muốn trực tiếp “mắt thấy, tay cầm”
VOV.VN - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định: Đánh giá lại quy mô GDP là cần thiết, nhưng không phải là cách tính mới, nhằm tính đúng, tính đủ...
Thông tin với báo chí tại cuộc họp sáng 16/8 về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP),ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết, hiện nay TCTK đang tiến hành đánh giá lại quy mô GDP.
Đánh giá lại quy mô GDP không phải là cách tính mới, nhằm tính đúng, tính đủ và tính so sánh theo các năm. Cách tính GDP của Việt Nam hiện nay theo thông lệ quốc tế, ông Nguyễn Bích Lâm lưu ý.
Tổng cục Thống kê làm việc với một số cơ quan báo chí sáng 16/8 về kết quả đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017. |
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm, đây không phải là lần đầu tiên TCTK tiến hành đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam. Năm 2013, TCTK đã thực hiện đánh giá lại quy mô GDP cho giai đoạn 2008-2012, trong đó tập trung đánh giá lại ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản...; thay đổi phân ngành kinh tế từ hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993 sang hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam 2007.
Đánh giá lại quy mô GDP là nhiệm vụ cần thiết nhằm đảm bảo theo thông lệ quốc tế; nguồn thông tin đầu vào phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP hàng năm chưa đầy đủ; Đánh giá lại quy mô GDP lúc này là đúng thời điểm. GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Việc đánh giá lại quy mô GDP nhằm phản ánh xác thực quy mô, năng lực của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy việc đánh giá đúng quy mô và tốc độ tăng chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế và GRDP của địa phương có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo tính đầy đủ về quy mô và so sánh quốc tế, Tổng cục trưởng TCTK nêu rõ.
Đánh giá lại quy mô GDP là yêu cầu cấp thiết nhằm tính đúng, tính đủ, đảm bảo theo thông lệ quốc tế... (Ảnh minh họa) |
Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) và Kees hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm và cụ thể hoá cho giai đoạn 5 năm tới.
Phạm vi đánh giá lại quy mô GDP: Thực hiện đánh giá lại quy mô GDP chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.
Theo đó, quy trình đánh giá lại GDP được thực hiện theo các bước: Biên soạn lại chỉ tiêu giá trị sản xuất. Rà soát, hoàn thiện hệ thống chỉ số giá; Cập nhật hệ số chi phí trung gian; biên soạn lại chỉ tiêu GDP theo giá trị sản xuất, hệ thống chỉ số giá và hệ số chi phí trung gian đx thực hiện trong 3 bước trên. Tính toán lại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có liên quan, so sánh, đánh giá kết quả đánh giá lại với số liệu GDP và các chỉ tiêu vĩ mô đã công bố; báo cáo giải trình kết quả và kiến nghị.
Mỗi công đoạn trong quá trình tổng thể đều được thực hiện các bước cụ thể: rà soát, đánh giá lại thông tin đầu vào; cập nhật các chỉ tiêu đầu vào; biên soạn lại các chỉ tiêu đầu ra; kiểm tra so sánh dãy số liệu với các số liệu đã công bố; tổng hợp kết quả và giải trình.
Nguồn thông tin sử dụng đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào Tổng điều tra (TĐT) và hồ sơ hành chính của các Bộ, ngành địa phương.
Theo Tổng cục Thống kê, tác động của đánh giá lại quy mô GDP đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế sẽ tạo ra mức tăng đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người, từ đó tác động đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn tiếp theo. Sự gia tăng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao.
Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm có sự thay đổi rất nhỏ./.
GDP cả nước tăng 6,76% trong nửa đầu năm 2019
100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước
Từ khóa: Đánh giá lại quy mô GDP, quy mô GDP Việt Nam, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy mo GDP, Tổng cục Thống kê
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN