Đại dịch Covid 19 tạo sức ép sử dụng lao động “từ xa“
Cập nhật: 17/03/2020
Nhận định chứng khoán 17/1: VN-Index sẽ thử thách mức kháng cự 1.250 điểm
Ngân hàng thế giới dự báo GDP của Nga tăng 1,6% vào năm 2025
VOV.VN - Doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tự động hóa, khai thác triệt để lợi thế từ máy móc để trụ vững trước nguy cơ đại dịch Covid-19 kéo dài.
Kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức lớn khi sản xuất đình trệ, doanh thu sụt giảm, chậm cả đầu ra lẫn đầu vào.
Trong bối cảnh biến động nhận sự, hạn chế tiếp xúc, tụ tập đông người, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tạo phương thức sản xuất, tăng cường tự động hóa để giảm thiểu tác động khách quan từ bên ngoài, phải thay đổi tư duy trong sản xuất, kinh doanh. Những ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) được xem là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.
Đẩy mạnh tự động hóa trong sản xuất được đánh là giải pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng cạnh tranh và phục hồi sản xuất trong đại dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: KT) |
Cuộc "chọn lọc tự nhiên"
Bà Lương Tú Anh – CEO Công ty cổ phần BPO Mắt Bão cho biết: “Chúng tôi áp dụng công nghệ 4.0 vào các hoạt động trong doanh nghiệp để giảm thiểu được chi phí quản lý, tăng năng suất lao động, hỗ trợ tiếp cận thị trường, đối tác mới, kiểm soát chất lượng của dịch vụ nhờ vào ứng dụng công nghệ…”
Nữ CEO này cũng nhấn mạnh đến chuyện kinh doanh trực tuyến và thanh toán trực tuyến thời CMCN 4.0. Một ví dụ đơn giản nhất đó là việc đặt vé máy bay, gọi xe taxi, đặt phòng khách sạn hay thanh toán trực tuyến… giờ đây đã trở nên quá đơn giản và dễ dàng.
Khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành thì vai trò của tự động hóa và dùng máy móc thay thế nhân công mới càng được thấy rõ. Mới đây, tại Trung Quốc, robot có thể siêu âm, lấy mẫu trong miệng, đo nhiệt độ và thậm chí lắng nghe nhịp tim của bệnh nhân. Còn ở Singapore, robot được sử dụng để đưa thức ăn và thuốc men cho bệnh nhân mắc Covid-19.
Theo quan điểm của CEO VNG Lê Hồng Minh, trong 10 năm tới, công nghệ sẽ thay đổi rất nhiều nền kinh tế trên các lĩnh vực. Từ tài chính, đầu tư đến y tế... đều sẽ có những thay đổi, ảnh hưởng tích cực từ công nghệ mang lại.
Ông Lê Hồng Minh chỉ rõ: Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực thương mại điện tử sẽ là xu hướng chủ đạo đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Bán lẻ truyền thống sẽ mất nhiều thời gian đối với chuỗi cung cấp hàng hoá, khó để mở rộng và phát triển, tốn nhiều chi phí. Việc tự động hoá sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian.
Cho rằng dịch Covid-19 tạo ra cuộc "chọn lọc tự nhiên" của doanh nghiệp, ông Trần Văn H. – lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng tại Hà Nội nhấn mạnh: Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, bên cạnh việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ từ phía nhà nước, doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm cách "tự cứu mình". Nhân lực sản xuất thiếu hụt do dịch bệnh nên hoạt động sản xuất gặp không ít khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tự động hóa, khai thác triệt để lợi thế từ máy móc để trụ vững trước nguy cơ dịch kéo dài.
Nếu doanh nghiệp không đủ mạnh, không tận dụng tốt cơ hội để đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh thì ắt sẽ khó tồn tại trong cuộc “thanh lọc” này, ông H. cho hay.
Đẩy mạnh các hoạt động "từ xa"
Theo GS. TS. Trần Thọ Đạt – nguyên Hiệu trưởng Trường Kinh tế Quốc dân, Việt Nam coi “chống dịch như chống giặc”. Cú sốc này cũng được coi là một phép thử khả năng chống chọi của nền kinh tế thế giới với đại dịch, là một phép thử đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhiều tập đoàn lớn nhân cơ hội này phải xem lại chuỗi giá trị toàn cầu của mình, sự hợp tác đa quốc gia cũng cần phương thức mới, nhưng nhiều ý kiến kêu gọi không nên quay lại chủ nghĩa bảo hộ, GS. Đạt nêu rõ.
GS. Trần Thọ Đạt cho rằng, làm việc online, bán hàng online được khuyến khích. Bối cảnh này cũng là cơ hội cho phương thức học từ xa, online đang có nhu cầu lớn như hiện nay. Đây cũng là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng lao động “từ xa”, mở rộng quan niệm về không gian làm việc, cách thức sử dụng lao động để gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực nói chung, thị trường lao động nói riêng.
Trong bối cảnh dịch lan rộng và nhanh ở các đô thị lớn, dân số đô thị đang tăng nhanh, nhiều nhà kiến trúc cũng đề xuất cần thay đổi quan điểm khi quy hoạch và xây dựng đô thị, hướng tới một không gian đô thị xanh, sạch, ứng phó hiệu quả với các thiên tai và đại dịch…, GS. Trần Thọ Đạt chia sẻ./. Doanh nghiệp và cộng đồng “dìu nhau” vượt qua đại dịch Covid-19
Doanh nghiệp phải “căng mình” để trụ vững trong dịch Covid-19
Từ khóa: Covid-19, đại dịch, CMCN4.0, CNTT, robot
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN