Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ-đổi mới sáng tạo? (13/11/2021)

Cập nhật: 13/11/2021

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cho thấy, trong hai năm 2018 và 2019, Việt Nam tăng 10 bậc và đứng thứ 67 trên thế giới. Còn trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ công bố: Việt Nam vẫn duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu- xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế, và trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Đây là những thành tựu đáng ghi nhận cho thấy chúng ta đã nhận thức được tầm quan trong của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, trong các báo cáo về KHCN và đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ ở Việt Nam được công bố mới đây, các chuyên gia nhận định: trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế để tiến tới trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi chúng ta phải tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ. Nhưng cũng có một thực tế là hiện 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa- tiềm lực còn nhiều hạn chế thì việc đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo? Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời.
- Ông Nguyễn Đức Hoàng- Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ).
- Tiến sĩ Phạm Thu Hiền– Chuyên gia Mạng lưới nghiên cứu Data61, trực thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ của Khối thịnh vượng chung Australia.
- Ông Trương Vĩnh Thành- Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai (An Giang).

Từ khóa: #Đổi mới công nghệ #Doanh nghiệp #Việt Nam

Thể loại: Thời sự

Tác giả:

Nguồn tin: VOV1

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập