Chuyên gia y tế: F0 nên giảm tối đa lượng chất thải
Cập nhật: 05/03/2022
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
Ngoài ra, theo chuyên gia y tế, các rác thải không tiêu huỷ được phải cho riêng vào 2 lần túi buộc kín, xịt cồn, bọc ngoài thêm một lần túi nữa và buộc kín...
Theo ông Nguyễn Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), hiện nay số ca mắc tăng nhanh, số ca nhập viện, tái nhiễm không nhiều. Hiện tại có khoảng 87% số ca cách ly, điều trị tại nhà giúp giảm tải điều trị cho các cơ sở, việc điều trị thuận tiện và tâm lý người bệnh thoải mái, hiệu quả phòng chống dịch tốt hơn.
Với số ca cách ly, điều trị tại nhà chiếm tỷ lệ nhiều như vậy, thì việc tránh lây nhiễm chéo cho các thành viên trong cùng một gia đình là vô cùng quan trọng. Bác sĩ Nguyễn Hải Yến, Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, để thực hiện mục tiêu này, F0 bắt buộc phải cách ly riêng 1 phòng và thực hiện lau chùi vệ sinh phòng 2 lần/ngày, mở cửa phòng thông thoáng, hạn chế tối đa tiếp xúc với những thành viên chưa là F0.
F1 cũng cần lau chùi nhà hàng ngày, khử khuẩn bằng chất tẩy rửa, cồn 70 độ. Cần phân loại rõ rác thải lây nhiễm và sinh hoạt của F0, đeo khẩu trang thường xuyên, khi cần tiếp xúc với F0 thì cần thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn để tránh phơi nhiễm.
Về việc F0 tự xử lý rác thải của mình trước khi mang ra cộng đồng, giảm thiểu việc phơi nhiễm, bác sĩ Yến cho rằng, các F0 nên giảm tối đa nhất có thể lượng rác thải phát sinh.
Ngoài ra, các rác thải không tiêu huỷ được phải cho riêng vào 2 lần túi buộc kín, xịt cồn, bọc ngoài thêm một lần túi nữa và buộc kín, để nơi thoáng như ban công và xịt cồn để hạn chế phát tán mầm bệnh, sau đó mới mang ra ngoài nơi tập kết.
Theo bác sĩ Yến, Bộ Y tế đã có quy định F0 cách ly 7 ngày đối với người đã tiêm vaccine, với F1 cách ly 5 ngày đối với người đã tiêm vaccine. “Với những gia đình được cách ly có giấy y tế, sẽ không rời khỏi nhà và không có khó khăn gì nếu người nhà của bệnh nhân (tức F1) có thể mang rác ra cộng đồng đúng giờ và đúng địa điểm tập kết, điều này tuỳ thuộc vào ý thức của người dân”- bác sĩ Yến nói./.
Từ khóa: chuyên gia y tế, chất thải phát sinh, F0 điều trị tại nhà, rác thải F0, xử lý rác thải, covid 19, chăm sóc F0, điều trị F0, bệnh nhân covid 19
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN