Lữ đoàn mạnh của Ukraine đợi lệnh tham chiến giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”
VOV.VN - Một trong các lữ đoàn mạnh nhất Ukraine đang chờ tham chiến trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” của cuộc phản công.
Chuyên gia Nga nêu lý do phi công Ukraine lái F-16 sẽ trở thành “mục tiêu bay”
Cập nhật: 19/07/2023
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Việc đặt các phi công Ukraine không có kinh nghiệm lái F-16 vào các nhiệm vụ chiến đấu thật tàn nhẫn và họ sẽ trở thành một mục tiêu bay, Vladimir Popov, phi công kỳ cựu của Nga nhận định.
Nhà Trắng ngày 16/7 đã xác nhận sẽ cho phép các đồng minh châu Âu huấn luyện phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16.
Bộ Quốc phòng Đan Mạch tuần trước tuyên bố rằng nước này cùng với Bỉ, Canada, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Anh và Thụy Điển về mặt lý thuyết đã sẵn sàng huấn luyện các phi công Ukraine vận hành F-16 và việc huấn luyện có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 8.
Hiện vẫn chưa có nước nào sẵn sàng gửi máy bay F-16 cho Ukraine. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thành viên NATO có kế hoạch thay thế phi đội hiện có bằng máy bay F-35. Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy là những ứng cử viên hàng đầu có thể chuyển F-16 cho Ukraine.
Một bản đánh giá bị rò rỉ của Không quân Mỹ hồi tháng 5 ước tính sẽ mất ít nhất 4 tháng để huấn luyện phi công Ukraine cách vận hành cơ bản F-16.
Thiếu tướng đã nghỉ hưu của Không quân Nga Vladimir Popov cho biết, thời gian đào tạo thực sự cần thiết sẽ là 6 tháng và có thể mất tới 1 năm để đào tạo một phi công bài bản.
“Sáu tháng là hoàn toàn thực tế. Bởi vì nếu một phi công vốn đã được đào tạo để lái các máy bay khác – trong trường hợp của Ukraine là Su-25 hay MiG-29, thì về lý thuyết, họ có thể được đào tạo lại để cất cánh, hạ cánh, thực hiện thao tác giữ thăng bằng trên F-16 chỉ trong 3 tháng. Tuy nhiên, sau đó họ sẽ cần được huấn luyện cách sử dụng vũ khí của máy bay trong chiến đấu”, ông Popov nói với Sputnik, giải thích rằng đây sẽ là giai đoạn cần nhiều thời gian hơn.
Chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh, trong trường hợp của F-16, sẽ cần thêm “tối thiểu” 2 tháng, trong khi phi công, thậm chí là phi công có kinh nghiệm, có thể mất tới một năm mới thành thạo việc sử dụng tên lửa không dân đường, các loại bom cỡ nhỏ, cỡ to cùng các loại đạn dược khác.
Theo ông Popov, đối với một phi công mới tốt nghiệp, họ có thể tự tin cất cánh, hạ cánh và giữ thăng bằng trên không, nhưng đặt họ vào một vị trí phải thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu sẽ là một sự phản bội tàn nhẫn.
“Viên phi công đó sẽ giống như một mục tiêu bay. Họ sẽ dễ dàng bị bắn hạ vì họ không có kinh nghiệm và không được đào tạo chuyên nghiệp. Đó là vấn đề”, phi công kỳ cựu của Nga giải thích.
Huấn luyện đội ngũ mặt đất
Theo ông Popov, việc đào tạo đội ngũ mặt đất của Ukraine để bảo dưỡng và sửa chữa F-16 sẽ dễ dàng hơn và có thể thực hiện trong 6 tháng, đặc biệt nếu chỉ giới hạn ở việc tháo các bộ phận bị lỗi, mòn hoặc hư hỏng và thay thế chúng bằng các bộ phận mới.
Tuy nhiên, việc sửa chữa chuyên sâu và sửa chữa các hệ thống phức tạp đòi hỏi phải đào tạo thêm để các nhân viên có thể kết hợp kiến thức lý thuyết với kinh nghiệm thực tế.
Các máy bay chiến đấu hiện đại là một thiết bị phức tạp và cần được bảo dưỡng đối từ hệ thống thống tin liên lạc, radar, thiết bị điện tử hàng không, khung thân cho tới động cơ... “Đây là những chuyên ngành khác nhau và cần được đào tạo trong nhiều giai đoạn khác nhau”, ông Popov nói.
Sự khác biệt giữa F-16 và phi đội hiện có của Ukraine
Nhìn bề ngoài, không có sự khác biệt cơ bản nào giữa F-16 và phi đội máy bay chiến đấu hiện có của Ukraine.
“Là phi công, tất cả chúng tôi đều hiểu khí động học khi bay của bất kỳ máy bay nào. Chúng tôi hiểu tính chất vật lý, luồng không khí xung quanh cánh và thân máy bay, mối quan hệ giữa bộ ổn định trên sống máy bay, cánh và lực đẩy của động cơ”, ông Popov giải thích.
“Nhưng theo quy luật, có nhiều sắc thái khác nhau. Ngay cả khi bay cùng một loại máy bay, nhưng mỗi sự sự thay đổi đều sẽ có những khác biệt”, ông Popov nói thêm.
Để các phi công hiểu được những sắc thái này sẽ cần phải giải thích chúng trong lớp học, sau đó minh họa chúng trong các chuyến bay thực hành.
“Chỉ sau khi thực hiện một số chuyến bay một cách độc lập, phi công mới có thể hiểu được những sắc thái này và sử dụng chúng một cách chính xác trong tương lai”, Popov nói. Nếu không, phi công, đặc biệt nếu họ đang chịu áp lực tâm lý, có thể phạm sai lầm định mệnh - hoặc là rơi máy bay hoặc bị bắn hạ trong một tình huống chiến đấu.
Những rào cản trong đào tạo phi công Ukraine
Theo ông Popov, thời gian là yếu tố quan trọng trong việc đào tạo các phi công có năng lực và đây là thứ mà Không quân Ukraine đang thiếu.
“Trên hết là rào cản ngôn ngữ. Học hỏi và nhận thức một điều gì đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ nhanh hơn là học thông qua một dịch giả hoặc tự dịch, chẳng hạn như từ tiếng Anh sang tiếng Nga hoặc ngược lại. Tất cả những điều này cần thời gian, và trong trường hợp này sẽ có những khó khăn nhất định”, ông Popov nói.
Ngoài ra, cũng cần phải tính đến chi phí từ việc tìm kiếm những người hướng dẫn chuyến bay có trình độ đến các nguồn lực dành cho nhiên liệu, đạn dược sử dụng trong quá trình thử nghiệm và tuổi thọ của máy bay, cũng không phải là vô hạn trong điều kiện huấn luyện nghiêm ngặt. Theo ông Popov, tổng chi phí có thể lên tới hàng trăm nghìn USD cho mỗi phi công, nếu không muốn nói là nhiều hơn.
“Bản thân máy bay chiến đấu là các thiết bị rất phức tạp và đắt tiền, việc bảo trì chúng cũng tốn nhiều công sức và đắt đỏ”, ông Popov nói.
Ông Popov cho rằng, mặc dù NATO có thể dễ dàng tuyển những tân binh Ukraine, những người chưa có nhiều kinh nghiệm trên chiến trường ngay sau khi tốt nghiệp từ học viện và đào tạo họ lái F-16, nhưng việc tìm kiếm và đào tạo lại các phi công có kinh nghiệm sẽ khó khăn hơn nhiều, do Không quân Ukraine đã tổn thất đáng kể trong hơn 18 tháng xung đột.
Nếu Ukraine có thể tuyển mộ các phi công NATO sẵn sàng hoạt động như lính đánh thuê, đó sẽ là một câu chuyện khác, đặc biệt nếu họ tìm được các phi công có kinh nghiệm lái F-16. Dù có được những phi công như vậy, bản thân họ cũng sẽ cần thời gian đào tạo, không chỉ để học hỏi về địa lý mà còn để định vị các hệ thống phòng không dày đặc của Nga và cũng như cách hoạt động theo cặp máy bay chiến đấu.
Cái giá đắt cho danh tiếng của tiêm kích Mỹ
Nếu các phi công Ukraine được đào tạo và phương Tây cuối cùng cũng quyết định chuyển F-16 cho Kiev, Nga chắc chắn sẽ không ngồi yên.
“Tất nhiên, chúng tôi sẽ thực hiện một số biện pháp nhất định để làm phức tạp quá trình huấn luyện của họ, gây khó khăn cho họ tại các sân bay... Sẽ có các cuộc tấn công nhằm vào sân bay vận hành F-16, các căn cứ triển khai loại máy bay này và thậm chí cả các trung tâm đào tạo nếu nó được mở ở Ukraine”, ông Popov tuyên bố.
Ông Popov cho rằng, việc triển khai F-16 tới Ukraine có thể trở thành một hình thức PR tiêu cực rất tốn kém cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, làm xói mòn hình ảnh của một chiếc máy bay phản lực vẫn đang được hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng và nhìn chung vẫn được coi là hiệu quả.
“Trước các lực lượng vũ trang Nga, tôi nghĩ hiệu quả của F-16 sẽ giảm đi nhiều lần và đây là cách quảng cáo tồi hại cho loại máy bay này. Mỹ sẽ để điều đó xảy ra dễ dàng như vậy sao? Tôi nghĩ họ sẽ cân nhắc, ngay cả khi họ có muốn gửi nó cho Ukraine và tiền đã được phân bổ… Nhiều người sẽ đồng tình rằng đây là một trở ngại rất lớn đối với tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Mỹ và nó sẽ khiến nhiều khách hàng nước ngoài mua F-16 đặt câu hỏi về tiêm kích này”, ông Popov nói.
Từ khóa: Phi công Ukraine, máy bay F-16, đào tạo phi công Ukraine, phi công Ukraine lái F-16, mục tiêu bay, phi công kỳ cựu Nga, máy bay Ukraine, xung đột Nga Ukraine,
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả: hoàng phạm/vov.vn (biên dịch)
Nguồn tin: VOVVN