Chưa tăng thuế nhập khẩu mặt hàng thép cán nóng
Cập nhật: 25/09/2019
Giá vàng hôm nay 9/1: Vàng miếng SJC tăng tiếp 500.000 đồng/lượng
LPBank trao thưởng 5 tỷ đồng, đồng hành cùng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam
VOV.VN - Việt Nam hiện đang nhập khẩu hơn 8 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm, 40% trong số đó là nhập từ Trung Quốc.
Theo Bộ Tài chính, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang làm dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc có thể tràn vào Việt Nam, kéo theo giá thép trên thị trường giảm mạnh. Điều này khiến nhà máy sản xuất thép lớn nhất Việt Nam đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch triển khai lò cao số 3. Việt Nam hiện nhập khẩu hơn 8 triệu tấn cuộn cán nóng mỗi năm, 40% trong số đó là từ Trung Quốc.
Bộ Tài Chính cho rằng, nếu không có thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng thép cán cuộn giá rẻ từ Trung Quốc thì lượng thép này sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam, gây bất ổn thị trường thép trong nước và giá thép trong nước có thể cao hơn so với thép nhập khẩu, giảm sức cạnh tranh. Bởi từ nhiều năm nay, ngành thép phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá nguyên liệu, quặng sắt, than, dầu, phôi thép, thép phế, điện...
Chưa tăng thuế nhập khẩu mặt hàng thép cán nóng. (Ảnh minh họa: KT) |
Với nội dung này trong dự thảo, Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia Hiệp định ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) nên thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% theo hiệp định này. Do đó, nếu tăng thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường từ 0% (MFN) lên 5% thì thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 của Trung Quốc sẽ vẫn được nhập khẩu vào Việt Nam với thuế suất 0% theo Hiệp định ACFTA.
Như vậy, theo Hiệp hội Thép, việc tăng thuế suất MFN đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 không đạt được mục tiêu ngăn chặn thép Trung Quốc mà ngược lại, lại ngăn chặn các nguồn nhập khẩu hợp lý từ Ấn Độ, Đài Loan, Brazil...
Cùng quan điểm, Bộ Công Thương cho rằng, năng lực sản xuất thép cán nóng của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu trong nước, các doanh nghiệp chủ yếu vẫn phải nhập khẩu thép cán nóng để sản xuất thép cán nguội phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Do vậy, cơ quan này đề nghị không điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với các mặt hàng thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08 từ 0% lên 5%.
Tiếp thu các ý kiến nói trên, trong bản dự thảo Nghị định mới nhất chuẩn bị trình Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu mặt hàng thép cán nóng thuộc nhóm 72.08./.
Xuất khẩu thép tăng “nóng” dễ bị điều tra phòng vệ thương mại
Từ khóa: thép cán nóng, xuất khẩu thép, nhập khẩu thép từ Trung Quốc, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, Bộ Tài chính
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN