Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cần những khuôn khổ hợp tác mới để thúc đẩy doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam
Cập nhật: 27/11/2021
Bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước trong chương trình Xuân Quê hương 2025
(VOV5) -Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Sỹ.
Chiều 26/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Sỹ. Phát biểu với khoảng trên 100 doanh nghiệp hai nước, Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin nhận định tiềm năng hợp tác hai nước còn rất lớn và cần những khuôn khổ hợp tác mới để thúc đẩy doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam.Các doanh nghiệp của Thụy Sỹ có cam kết lâu dài ở Việt Nam.
"Mức độ quan tâm cũng như cam kết của các doanh nghiệp Thụy Sỹ và đại diện của khu vực tư nhân có mặt hôm nay cho thấy Việt Nam là một ưu tiên của Thụy Sỹ trong hợp tác phát triển kinh tế. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho chúng ta thấy rằng cần phải có một khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương bền chặt. Chúng ta đã ký kết hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần và một thỏa thuận về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho phép doanh nghiệp hai nước làm ăn kinh doanh cũng như tăng cường quan hệ giữa hai nền kinh tế. Tuy nhiên còn một thỏa thuận rất quan trọng giữa Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) và Việt Nam. Quá trình đàm phán đã được triển khai từ 9 năm nay và tôi hy vọng rằng, các giải pháp tháo gỡ sẽ sớm được xác định đối với những vấn đề đang bàn bạc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Thuỵ Sỹ. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực doanh nghiệp Thụy Sỹ có thế mạnh và Việt Nam ưu tiên, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên hợp tác như tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
"Thứ nhất, là đẩy mạnh trao đổi truyền thông sâu rộng về chính sách đầu tư của mỗi nước tới các doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên hợp tác như tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số,... Trong đó, đổi mới sáng tạo của Thụy Sỹ đứng đầu thế giới thời gian qua. Thứ hai, cộng đồng doanh nghiệp Thụy Sỹ thúc đẩy đàm phán, sớm ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EFTA. Thứ ba, các cơ quan hữu quan hai nước cần khuyến khích các dòng chảy thương mại, đầu tư trong bối cảnh mới; tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp tìm hiểu thị trường cơ hội đầu tư và kết nối kinh doanh. Một nền kinh tế của Việt Nam quy mô 100 triệu dân, kim ngạch thương mại hai chiều có thể đạt 600 tỷ USD mà kim ngạch hai nước chỉ 1 tỷ USD và đầu tư 2 tỷ USD là rất thấp so với tiềm năng. Chính vì vậy, thứ tư là chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp Thụy Sỹ ủng hộ để Chính phủ Thụy Sỹ hỗ trợ Việt Nam được cung ứng vaccine Covid-19 thông qua cơ chế Covax, thiết bị y tế, chuyển giao công nghệ nghiên cứu, sản xuất thuốc điều trị."
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng chia sẻ nhiều thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Việt Nam, trong đó có vĩ mô ổn định, kinh tế có xu hướng phục hồi khả quan, kim ngạch thương mại hai chiều có thể đạt 600 tỷ USD trong năm nay. Đặc biệt là cơ hội khi Việt Nam đã tham gia 15 hiệp định thương mại, trong đó có nhiều hiệp định quy mô lớn, tiêu chuẩn cao Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU.
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, Chủ tịch nước, Nguyễn Xuân Phúc, Diễn đàn doanh nghiệp, hiệp định thương mại, Việt Nam Thuỵ Sỹ, chủ tịch nước thăm Thuỵ Sỹ
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5