Chính phủ xác định không để bị động trong quản lý, điều hành giá
Cập nhật: 27/04/2024
63 năm truyền thống ngành dầu khí Việt Nam: “Một đội ngũ - Một mục tiêu”
Quảng Ninh chuẩn bị sản phẩm OCOP phục vụ Tết Nguyên đán (28/11/2024)
VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều yếu tố diễn biến khó lường, nhưng nhờ sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành địa phương thị trường hàng hóa trong nước tương đối ổn định. Bình quân quý 1/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023.
Quý I năm nay, bình quân chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước ta tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023, thị trường bán lẻ vẫn được kỳ vọng đang trên đà phục hồi. Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 1.537 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu du lịch lữ hành tăng 46,3%...
Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu, tổng hợp các thông tin đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước về các yếu tố tác động đến lạm phát năm 2024, Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2) và tăng khoảng 4,5% (kịch bản 3).
“Để ứng phó với một số yếu tố có thể gây áp lực lên mặt bằng giá. Cần chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp dư địa, kiểm soát lạm phát. Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại của năm 2024, mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,26 đến 0,39 %. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 trong khoảng từ 4 đến 4,5 %”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết.
Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, những tháng còn lại của năm 2024, thách thức do những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều đan xen từ bối cảnh thế giới và khu vự sẽ tạo áp lực rất lớn đến công tác điều hành giá.
Trước thực tế này, để chủ động ứng phó với những thách thức trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cho rằng, các Bộ, ngành địa phương cần tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để kịp thời điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
“Tình hình là dự báo có rồi kịch bản có rồi thực hiện các lộ trình kiểm soát giá định giá quyết định giá cho phù hợp, vấn đề thuộc thẩm quyền của Nhà nước thì làm theo quy định, phù hợp với kịch bản nó phù hợp với dự báo. Thế giá hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta không định giá được thì chúng ta phải thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước theo quy định”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Từ khóa: điều hành giá, điều hành giá, quản lý giá, CPI, kiểm soát lạm phát
Thể loại: Kinh tế
Tác giả: văn hiếu/vov1
Nguồn tin: VOVVN