Chính phủ cam kết sẽ đồng hành, gỡ khó cho doanh nghiệp
Cập nhật: 10/01/2020
Phiên chứng khoán chiều qua: Thị trường tăng nhẹ, giao dịch quanh mốc 1230 điểm (26/11/2024)
Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh y, dược vi phạm (26/11/2024)
VOV.VN - Chính phủ sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt, tháo gỡ nút thắt liên quan đầu tư, kinh doanh; giảm 20% thủ tục hành chính.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, chủ đề phát triển nhanh và bền vững cũng là mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu của Việt Nam là phát triển nhanh nhưng phải song hành với phát triển bền vững. Xây dựng phát triển xanh với tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển năng lượng sạch tái tạo.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. |
2019 là năm bứt phát trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP đạt 7,2% vượt kế hoạch đặt ra 6,8%, xuất siêu gần 1,3 tỷ USD, đây là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam xuất siêu. Cũng trong năm này, Việt Nam ghi nhận số doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục là 138.000 doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng khẳng định, từ nhiều năm nay, đầu tư nước ngoài là động lực tăng trưởng quan trọng của cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Điều này thể hiện ở số vốn FDI trên 20 tỷ USD, chiếm 23,7% trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội.
Cũng theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, mặc dù đạt được những kết quả khả quan trong năm qua, nhưng Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức trong mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Xu hướng mới sẽ tác động tới việc kinh doanh khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ.
Thủ tướng cho rằng, để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, cần tiếp tục tiếp thu để hoàn chỉnh các quy định pháp luật, cải thiện thủ tục hành chính, thuận lợi hoá quan hệ đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho huy động các nguồn đầu tư cho phát triển.
Trước hết, tạo hạ tầng đồng bộ, nâng cao sức cạnh tranh, chú trọng phát triển giáo dục và khoa học công nghệ.
Thứ hai, triển khai các chủ trương, giải pháp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cùng phát triển. Song song với đó, thực hiện nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân, tái cấu trúc doanh nghiệp mà trọng tâm là doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết về định hướng phát triển thể chế cho đầu tư nước ngoài 2030. Coi môi trường pháp lý, hạ tầng và nhân lực là 3 nhân tố cho đầu tư phát triển.
Tiếp đó, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Gắn phát triển với đổi mới khoa học công nghệ; tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng đầu tư. Kiến tạo hạ tầng cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập.
“Hoàn thiện thể chế cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo lấy doanh nghiệp là trung tâm. Thủ tướng Chính phủ sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ nút thắt liên quan đầu tư, kinh doanh; giảm 20% các thủ tục hành chính”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các nhà đầu tư nước ngoài chủ động kết nối doanh nghiệp trong nước để chỉ dẫn doanh nghiệp trong nước phát triển công nghiệp phụ trợ. Gắn kết các DNNVV Việt Nam để những doanh nghiệp này có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cùng với doanh nghiệp FDI.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) báo cáo, việc tương tác giữa VBF giữa các Bộ ngành diễn ra thường xuyên giữa các tổ công tác.
Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, cải cách và hội nhập của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, những biến động của kinh tế thế giới khiến Việt Nam sẽ chịu tác động.
“Trong nước, đã có dấu hiệu cho thấy, các đầu tàu tăng trưởng đang chững lại, điều này đòi hỏi chúng ta phải có nhiều cải cách hơn. Năm tới, động lực sẽ đến từ cải cách thể chế. Điều doanh nghiệp đang lo lắng là những chồng chéo trong thủ tục gây khó cho doanh nghiệp. Trong năm 2020, Chính phủ nên tập trung Chương trình 25 để giải quyết, tháo gỡ 25 điểm chồng chéo mà doanh nghiệp đã kiến nghị. Cùng với việc sửa đổi hoàn thiện thể chế, cần tăng cường kỷ luật thực thi. Chương trình 20, tiếp tục cắt giảm 20% thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương trình 50 là tăng cường chất lượng đầu tư nước ngoài”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh./.
Gỡ khó cho doanh nghiệp đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối ngoại
Từ khóa: gỡ khó cho doanh nghiệp, chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính, VCCI
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN