Chìa khóa để doanh nghiệp giày da phát triển lớn mạnh
Cập nhật: 25/09/2019
Wineco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng
Ecopark Countdown 2025: “Anh trai chông gai” Tuấn Hưng hiện diện
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày da thứ 2 trên thế giới với khoảng 1 tỷ đôi/năm và phấn đấu xuất khẩu trong năm nay đạt mốc 22 tỷ USD.
Công ty Giày Hải Dươngmỗi năm xuất khẩu sang Mỹ và một số nước Châu Âu hơn 1 triệu đôi giày. Quý 1/2019, doanh nghiệp xuất khẩu tăng trưởng trên 10% và phấn đấu cuối năm đạt 1,2 triệu đôi. Sản xuất ổn định, nhưng điều mà doanh nghiệp trăn trở là làm thế nào để chủ động thiết kế sản phẩm và xuất khẩu trực tiếp.
Bởi hiện nay, hầu hết giày da đều làm gia công theo đặt hàng của một bên thứ 3, lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không chủ động thiết kế sản phẩm nên khó tạo được thương hiệu riêng. Cùng với đó, việc xây dựng đội ngũ thiết kế cho doanh nghiệp là một điều khó, rất cần sự hỗ trợ cho các cơ quan chức năng và có chiến lược dài hơi.
Năm 2019, ngành da giày Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 22 tỷ USD. (Ảnh: KT) |
Chị Nguyễn Phương Nga, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Giày Hải Dương chia sẻ:“Hiện nay, chúng tôi đang phụ thuộc vàoviệc triển khai mẫu của bên đặt hàng, giá trị gia tăng không cao, còn thụ động, muốn chủ động phải đi tìm người thiết kế giỏi và đào tạo nguồn nhân lực này. Hiện nay, các doanh nghiệp ngành giày da đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, cơ quan chức năng trong việc đào tạo đội ngũ thiết kế, quản trị ngành giày da”.
Những hạn chế củaCông ty Giày Hải Dương cũng làbăn khoăn củanhiều doanh nghiệp giày da Việt Nam. Hiện, 70% doanh nghiệp trong nước làm gia công theo dạng cắt may, 30% làm FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và rất ít công ty có trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm; năng suất lao động trong ngành giày da Việt Nam thấp, chỉ bằng 60 - 70% so với một số nước khác trong khu vực. Nếu các doanh nghiệp không khắc phục tình trạng này thì khó cạnh cạnh với các nước khác trong khu vực nếu chỉ dựa vào lợi thếlao động trẻ, giá rẻ.
Song song với đó, để tận dụng những ưu đãi thuế suất của Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tốt nguồn nguyên liệu trong nước và hồ sơ, chứng từ, đồng thời doanh nghiệp phải hiểu rõ những quy tắc sản xuất hàng hóa và thuế suất trong từng hiệp định thương mại, tránh trường hợp bị hải quan nước nhập khẩu kiểm tra lại sau thông quan và truy thu thuế.
Điều đáng nói, hiện có tình trạng, nhiều doanh nghiệp ở các nước lân cận chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam để gắn xuất xứ hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu, tận dụng ưu đãi thuế từ hiệp định CPTPP và các hiệp định thương mại khác. Trong đó, theo Hiệp định CPTPP thì 78% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Canada sẽ được hưởng thuế suất 0% và đến khiHiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) có hiệu lực thì thuế xuất khẩu các mặt hàng giày và túi xách vào châu Âu sẽ về bằng 0%.
Hiệp hội Giày da - túi xách Việt Nam cho biết, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giày da, sắp tới, Hiệp hội sẽ tiếp tục tăng cườngphối hợp với các hiệp hội giày da của Ý tổ chức các lớp tập huấn về thiết kế giày da. Tuy nhiên, hiệp hội cũng muốn có sự hỗ trợ của Chính Phủ chuyên sâu trong công tác này. Hiệp hộiphấn đấu sẽcải thiện tăng suất lao động thêm 10% trong năm nay.
Để đạt mục tiêu này, hiệp hội sẽ tổ chức các lớp đào tạo cho người lao động, đội ngũ quản lý và tăng cường tự động hóa trong các công đoạn sản xuất để tiết giảm thời gian.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giày da, túi xách Việt Nam cho biết:“Hiệp hội được Chính phủ giao cho việc thực hiện Dự án Đánh giá tác động của công nghiệp 4.0, việc nghiên cứu này sẽ có tác động đến ngành da giày Việt Nam và doanh nghiệp. Qua đó, ngành da giày và doanh nghiệp cũng sẽ nhận diện được điểm yếu,đó cũng là một bước để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình”.
Nhằm hạn chế và ngăn ngừa tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóaảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp trong nước, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Bộ Công thươngcho hay: “Bộ Công thương luôn phối hợp các cơ quan, tổ chức cấp CO tập huấn cho các doanh nghiệp những quy định cụ thể về quy định về xuất xứ hàng hóa của những hiệp định FTA khác nhau. Trong trường hợp hải quan nước ngoài yêu cầu chứng minh xuất xứ hàng hóa, nếu hàng hóa đúng xuất xứ thì chúng tôi cùng doanh nghiệp chứng minh. Trong trường hợp phát hiện tình trạng gian lận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì sẽ phối hợp cùng hải quan nước nhập khẩu có biện pháp xử lý kịp thời”.
Lợi thế lao động giá rẻ và làm hàng gia công không đưa ngành giày da Việt Nam tiến xa và lớn mạnh hơn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Doanh nghiệp cần chủ động trong khâu thiết kếtiến tới những dòng sản phẩm cao cấp hơn, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao cho ngành giày da Việt Nam, đó là chìa khóa để ngành giày da Việt Nam phát triển./.
Từ khóa: giày da, xuất khẩu giày da năm 2019, hiệp định CPTPP, Hiệp hội Giày da - túi xách Việt Nam,
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN