Cảnh báo việc thương lái thu mua bọ ban miêu với giá cao ở Kon Tum
Cập nhật: 25/09/2019
Mua sắm mùa Giáng sinh, khách hàng muốn trực tiếp “mắt thấy, tay cầm”
Cần thiết phải có cơ chế thúc đẩy “tài chính xanh” tại Việt Nam
VOV.VN - Tại 3 huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi và Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, thương lái đang thu mua loại bọ cánh cứng này với giá từ 1 - 2 triệu đồng/kg.
Trong những ngày gần đây, tại tỉnh Kon Tum xuất hiện việc thương lái thu mua bọ cánh cứng hay còn gọi là sâu đậu, bọ ban miêu với giá cao. Nắm được thông tin này ngành chức năng địa phương khuyến cáo người dân cần hết sức thận trọng.
Tại 3 huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi và Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, thương lái đang thu mua loại bọ cánh cứng này với giá từ 1 - 2 triệu đồng/kg. Trước việc bán sâu được tiền, không ít người bỏ công săn lùng trong đó có cả trẻ em. Theo người dân địa phương, loại sâu này thường phá hoại đậu, bí, lúa nhưng số lượng không nhiều.
Nắm được thông tin có tình trạng thương lái thu mua bọ cánh cứng với giá cao trên địa bàn, ngành chức năng địa phương cũng đã tìm hiểu thực tế và khuyến cáo người dân thận trọng.
Bọ ban miêu (trái) dễ bị nhầm với bọ xít nếu ăn phải sẽ ngộ độc dẫn đến tử vong.Ảnh minh họa: VNN |
Ông Chu Văn Hiền, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đăk Hà cho biết, bọ cánh cứng là loài côn trùng thường phá hoại hoa màu nên việc bắt bán không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
“Trước mức giá cao, bà không nên bỏ công, bỏ việc khác để lùng bắt loại côn trùng này. Để bắt được loài này phải rất cẩn thận vì bản thân bọ cánh cứng có chất tự vệ, nếu chất đó xịt vào người gây rộp da, gây bỏng. Hơn nữa, người nào mua lại hoặc tàng trữ nếu không may thương lái ngừng thu mua sẽ ảnh hưởng đến kinh tế. Chính quyền cũng đã tuyên truyền cho người dân cảnh giác, có bắt được cũng không nên tàng trữ hoặc mua lại và không bỏ quá nhiều công sức vào công việc này, vì hiện tại loại bọ này cũng không có nhiều và dễ bắt”, ông Hiền cho biết.
Tìm hiểu được biết, loại bọ cánh cứng mà thương lái thu mua ở tỉnh Kon Tum còn có tên gọi là sâu đậu, sâu ban miêu và có công dụng làm thuốc rộp da để gây mụn dẫn độc hoặc làm thuốc tụ bệnh.
Tuy nhiên trong loại bọ này có độc tố nên quá trình sử dụng làm thuốc, thậm chí khi bắt cần hết sức thận trọng. Nếu không may bị ngộ độc sâu ban miêu thường rất đau đớn và dễ dẫn đến tử vong./.
Thu lãi cả tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi côn trùng, bò sát
Từ khóa: bọ ban miêu, bọ cánh cứng, săn lùng bọ ban miêu, thương lái lạ đời, cảnh giác
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN