Căng thẳng thương mại Nhật-Hàn leo thang tại Hội nghị với ASEAN
Cập nhật: 25/09/2019
Gaza: cư dân thêm nỗi thống khổ trước mùa đông khắc nghiệt (25/11/2024)
Nhật Bản: nhiều địa phương báo động nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm PFAS (25/11/2024)
VOV.VN - Ngoại trưởng Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những phát biểu chỉ trích lẫn nhau ngay tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 vừa diễn ra tại Thái Lan.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3. |
Ngày 2/8, Nội các Nhật Bản đã phê chuẩn biện pháp tiếp theo kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với Hàn Quốc, quyết định loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại nhận được các ưu đãi xuất khẩu toàn diện. Trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đề nghị tránh các hành động có thể gây leo thang căng thẳng, quyết định của Nhật Bản trong sáng nay đã gây sự chú ý lớn của cộng đồng quốc tế.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào sáng 2/8, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã chủ động nêu vấn đề trong phát biểu khai mạc tại Hội nghị: “Tôi buộc phải nêu sự việc Nhật Bản trong sáng nay đã quyết định loạiHàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại nhận được các ưu đãixuất khẩu toàn diện. Việc làm này của Nhật Bản rất đơn phương và tùytiện. Chúng tôi rất quan tâm đến quyết định này và cả quyết định trướcđó hạn chế một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản sang HànQuốc. Không có gì ngăn cản chúng ta tiếp tục nỗ lực tập thể để mở rộngthương mại tự do, công bằng và không phân biệt đối xử trong khu vựcnày”.
Ngay sau đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã phản ứng lại, cho rằng đây là những biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của các cơ chế thương mại quốc tế mà Hàn Quốc, Nhật Bản cùng tham gia, cho rằng Hàn Quốc đang được đối xử tương tự như các quốc gia khác về thương mại.
Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc. |
Ông Taro Kono cho rằng: “Tôi chưa nghe thấy bất kỳ phàn nàn nào từ các nước bạn bè ASEAN vềcác biện pháp quản lý xuất khẩu của Nhật Bản. Hàn Quốc đã và đang đượchưởng trạng quy chế ưu đãi và quy chế bình đẳng như các nước ASEAN. Vàtôi không biết lý do dẫn đến những quan ngại của Ngoại trưởng Hàn QuốcKang Kyung-wha.
Duy trì kiểm soát xuất khẩu hiệu quả đối với hànghóa và công nghệ nhạy cảm, từ góc độ an ninh, là trách nhiệm của NhậtBản với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế. Việc xem xétlại một cách cần thiết và hợp pháp kiểm soát xuất khẩu hoàn toàn tươngthích với một chế độ thương mại tự do, bao gồm hiệp định WTO và cácquy tắc có liên quan. Tất cả các bạn đều biết rằng, đó là lý do tại sao chúng tôi không nhận được bất kỳ khiếu nại nào từ các nước ASEAN.Vậy, tôi không nghĩ sẽ có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến điều này”.
Sau gần một tháng khi Tokyo áp đặt các quy định chặt chẽ hơn về xuất khẩu đối với 3 nguyên liệu sử dụng cho màn hình smartphone và con chip. Lý do của lệnh cấm này là mâu thuẫn giữa Tokyo với Seoul về vấn đề người Hàn Quốc bị ép buộc làm việc cho các công ty Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Căng thẳng này có nguy cơ gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu về chip nhớ và điện thoại thông minh (smartphone).
Động thái của Nhật Bản có thể gây ảnh hưởng lớn đến các tập đoàn công nghệ lớn của Hàn Quốc như Samsung Electronics và SK Hynix, qua đó cho thấy tầm quan trọng của Nhật Bản đối với một bộ phận sống còn của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vốn không êm ả bởi những vấn đề trong quá khứ khi Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945. Trong khoảng thời gian đó, nhiều người bản xứ đã bị ép làm việc cho các công ty Nhật Bản và một số lượng lớn phụ nữ bản xứ bị đưa vào các nhà thổ thời chiến để mua vui cho lính Nhật.
Trong chiều ngày 2/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chủ trì cuộc gặp 3 bên với người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản, trong đó vấn đề căng thẳng thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản được cho là chủ đề chính của cuộc gặp này./.
Từ khóa: Căng thẳng thương mại, cuộc chiến thương mại, tự do thương mại, Nhật Bản-Hàn Quốc, Ngoại trưởng ASEAN,
Thể loại: Thế giới
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN