Cần làm gì khi cơ thể bị tổn thương do khói khí
Cập nhật: 08/10/2023
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
Loại quả Việt đi đâu cũng thấy, ăn vào buổi sáng lại bổ dưỡng không ngờ
VOV.VN - Tổn thương do khí khói là thuật ngữ đề cập đến tổn thương đường hô hấp hoặc mô phổ phổi do nhiệt, khói hoặc các chất kích thích hoá học được đưa vào đường thở khi hít vào.
Tổn thương khí khói là những tổn thương đường hô hấp hoặc mô phổi do nhiệt, khói, chất hoá học… Biểu hiện là tổn thương nhiệt, hoá chất và nhiễm độc toàn thân hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những tổn thương này.
Tổn thương do nhiệt chủ yếu ở đường hô hấp trên, tổn thương do hoá chất đối với đường hô hấp trên và dưới, ảnh hưởng toàn thân do khí độc Carbon monoxide (CO), Cyanide (CN). Tử vong sớm trong đám cháy chủ yếu do thiếu oxy và hít phải khí CO và CN nồng độ cao, dẫn đến không thể sử dụng oxy ở cấp độ mô.
Vị trí và mức độ nặng của tổn thương phụ thuộc vào một số yếu tố như nguồn lửa, kích thước của các hạt trong khói, thời gian tiếp xúc, độ hoà tan của khí và cách sơ cứu ban đầu.
Các dấu hiệu của người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay gồm có: Ho, thở hụt hơi, khàn tiếng, thay đổi màu da, tổn thương mắt, bồ hóng, đau đầu, rối loạn ý thức,…
1. Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng sớm nhất có thể
2. Đánh giá ban đầu, bảo đảm dấu hiệu chức năng sống
Sau khi thăm khám tình trạng ban đầu của nạn nhân, mức độ tổn thương cần thực hiện các biện pháp hà hơi, thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực … hoặc cố định xương nếu có.
3. Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch
Ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30 - 60 phút từ sau khi bị bỏng.
Nhiệt độ nước tiêu chuẩn từ 16 - 20 độ C, thời gian ngâm rửa kéo dài từ 15 - 45 phút, có thể ngâm rửa đến khi hết đau rát.
Cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn: Nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng,… Nếu có nước vô khuẩn thì càng tốt.
Chú ý giữ ấm và tránh gió lùa sau ngâm rửa, nhất là mùa đông, không dùng nước đá bởi có thể gây nhiễm lạnh cho nạn nhân.
4. Che phủ tạm thời vết bỏng
5. Ủ ấm, bù nước và muối sau bỏng
Ủ ấm nạn nhân, nhất là về mùa đông. Cho nạn nhân uống nước oresol, nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước mì tôm, nước hoa quả để tránh cho nạn nhân bị mất nước và nhiệt lượng.
6. Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất
Từ khóa: sơ cứu người ngạt khí, làm gì để cứu người bị ngạt khói, bị ngạt khói phải làm gì, Tổn thương do khí khói
Thể loại: Y tế
Tác giả: ctv vũ gia/vov.vn (biên dịch)
Nguồn tin: VOVVN