VOV.VN - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng bom mìn còn sót lại không chỉ làm nhiều người dân vô tội phải thiệt mạng, mà nó còn tác động xấu đến môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, Lữ đoàn Công binh 25 đã và đang nỗ lực vượt mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn sau chiến tranh.
Bom mìn còn sót lại không chỉ làm nhiều người dân vô tội phải thiệt mạng, mà nó còn tác động xấu đến môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ đã được triển khai trên nhiều tỉnh, nhiều địa phương tại khu vực ĐBSCL.
Cán bộ, chiến sĩ, Lữ đoàn Công binh 25, Quân khu 9 thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn.
Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nguy hiểm, là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình mà người lính Công binh luôn phải đối mặt.
Ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh - nỗi đau và trách nhiệm đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 25.
Được biết, ĐBSCL là một trong những địa bàn có số lượng lớn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh, nằm rải rác ở các tỉnh, thành phố, trong đó tập trung chủ yếu ở Tiền Giang (cũ), Kiên Giang (cũ) và Bến Tre (cũ).
Cán bộ, chiến sĩ, Lữ đoàn Công binh 25, Quân khu 9 luôn thầm lặng đối mặt với bom mìn, vật nổ để hồi sinh những vùng đất từng là chiến trường.
Từ năm 2017 đến nay, Lữ đoàn Công binh 25 đã dò tìm, thu gom, xử lý hủy nổ an toàn hơn 100 tấn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Riêng đợt đầu năm 2025, Lữ đoàn 25 tổ chức thu gom, tiêu hủy hơn 7 tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Đưa bom, đạn xuống hố sâu để nổ huỷ.
Khâu cài đặt thiết bị kích nổ của cán bộ , chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 25.
Sau khi thu gom bom, mìn, vật nổ được hủy tại trường bắn, bảo đảm an toàn.
Từ khóa: rà phá bom mìn, rà phá bom mìn, bom mìn, chiến tranh,chiến trường, phá bom,Lữ đoàn Công binh 25