Cam thảo giúp quản lý lượng đường trong máu như thế nào?
Cập nhật: 01/08/2023
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
VOV.VN - Một chế độ ăn uống lành mạnh được lựa chọn cẩn thận sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đối phó với các bệnh mãn tính như tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sử dụng một số loại thảo mộc trong chế độ ăn kiêng của mình như cam thảo. Đây là một trong những loại thảo mộc được biết đến với đặc tính chống bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường được cho là xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc khả năng phản ứng với insulin được sản xuất của cơ thể bị suy giảm. Điều này dẫn đến sự chuyển hóa bất thường của glucose trong máu. Nếu không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương thận, mù lòa và thậm chí là suy tim. Chính vì thế bệnh nhân tiểu đường cần cố gắng hết sức để kiểm soát tốt tình trạng bệnh và cố gắng tránh bất cứ điều gì có thể làm tăng lượng đường trong máu của họ. Một trong những cách để làm điều đó là thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh.
Một chế độ ăn uống lành mạnh được lựa chọn cẩn thận sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đối phó với các bệnh mãn tính như tiểu đường. Đó là áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ và protein giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, đảm bảo đủ rau, trái cây theo mùa và các loại hạt. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sử dụng một số loại thảo mộc trong chế độ ăn kiêng của mình như cam thảo. Đây là một trong những loại thảo mộc được biết đến với đặc tính chống bệnh tiểu đường.
Cam thảo vừa là gia vị, vừa là vị thuốc chữa cảm lạnh và ho. Các hợp chất chống viêm của cam thảo giúp chữa lành mũi bị tắc nghẽn và giảm đau. Thảo mộc này cũng được biết đến để kích thích tiêu hóa và kiểm soát nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho biết rằng cam thảo cũng có thể giúp giữ cho mức huyết áp của bạn ổn định. Nhờ đặc tính chống đái tháo đường và chống oxy hóa của cam thảo đã hỗ trợ điều trị hội chứng chuyển hóa (một nhóm các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim). Chỉ cần một lượng nhỏ cam thảo có thể giúp giảm cảm giác thèm đường.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, rễ của cam thảo có chứa amorfrutin được biết đến với đặc tính chống tiểu đường. Amorfrutin cũng có nhiều đặc tính chống viêm giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường.
Để sử dụng loại thảo mộc này, một trong những cách hiệu quả nhất là pha cam thảo trong trà. Đồ uống có hàm lượng calo thấp này là một sự thay thế tuyệt vời cho nước ngọt có ga gây bất lợi cho lượng đường trong máu của bạn.
Đây là cách pha trà cam thảo cho bệnh tiểu đường: Đầu tiên là đun sôi hai cốc nước. Cho một thìa cà phê rễ cam thảo khô vào nước sôi và ngâm trong 3-4 phút. Sau đó lọc và rót vào cốc. Bạn có thể thêm quế vào ly trà cam thảo nếu muốn. Bởi quế cũng có tác dụng với bệnh tiểu đường.
Lưu ý không nên uống quá 2-3 cốc trà cam thảo mỗi ngày. Và khi sử dụng bất kỳ sản phẩm gì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ riêng của bạn để biết thêm thông tin.
Từ khóa: cây thuốc, cây thuốc phổ biến, cây thuốc nam, cây thuốc lá, những cây thuốc hiện nay, cây thuốc trị đau lưng, cây thuốc trị tiểu đường, cây thuốc chữa đau bụng, thảo mộc, thảo dược tốt cho sức khỏe, thảo mộc tốt cho sức khỏe, cây thuốc việt nam, cây thuốc chữa bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường, điều trị bệnh tiểu đường, tác dụng của cam thảo, cam thảo tốt cho người tiểu đường
Thể loại: Y tế
Tác giả: n.hà/vov.vn (biên dịch)
Nguồn tin: VOVVN