Cam kết của Việt Nam tại COP26 là một bước ngoặt lịch sử
Cập nhật: 25/11/2021
Bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước trong chương trình Xuân Quê hương 2025
(VOV5) -Việt Nam sẽ cần quyết tâm cao để hiện thực hóa cam kết này do phải giải quyết nhiều thách thức, bao gồm thay đổi căn bản cơ cấu nền kinh tế.
Trong phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa diễn ra đầu tháng 11 tại Glasgow, Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chính thức công bố cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Toàn cảnh dự án điện gió Nam Bình 1 với 9 trụ tua bin đã hoàn thành việc lắp đặt. Ảnh: TTXVN |
Đánh giá về cam kết mạnh mẽ trên, tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, chuyên gia về môi trường và biến đổi khí hâu, Đại học Quốc gia Australia, cho rằng đây là một bước ngoặt lịch sử trong chính sách ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam, đưa Việt Nam hội nhập cùng khoảng 140 nước trên thế giới thực hiện NetZero vào năm 2050. Tuy nhiên, theo tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, Việt Nam sẽ cần quyết tâm cao để hiện thực hóa cam kết này do phải giải quyết nhiều thách thức, bao gồm thay đổi căn bản cơ cấu nền kinh tế.
Theo chuyên gia này, tuy phải đối mặt với thách thức, song Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để thực hiện cam kết, đồng thời chuyển đổi sang phát triển kinh tế xanh, bền vững sau đại dịch, thông qua nguồn lực trong nước và hỗ trợ quốc tế. Để hiện thực hóa cam kết, việc tiếp theo Việt Nam cần thực hiện là xây dựng kế hoạch cụ thể và có tính khả thi để đưa phát thải ròng về 0. Kế hoạch này cần có mục tiêu rõ ràng và kỳ vọng cao, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, kèm theo cơ chế giám sát đánh giá chặt chẽ.
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, phát thải ròng về 0, Thủ tướng Phạm Minh Chính, cam kết khí hậu của Việt Nam, Tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, cơ cấu nền kinh tế
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5