VOV.VN - Việc tích hợp tên lửa của phương Tây vào máy bay chiến đấu thời Liên Xô hay máy bay chiến đấu hiện đại có thể giúp lực lượng không quân Ukraine ngăn chặn các cuộc tấn công bằng UAV của Nga.
Sức mạnh của tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder
Ngày 29/8, Mỹ công bố kế hoạch cung cấp tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9M Sidewinder cho Ukraine, như một phần của gói viện trợ mới.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết gói viện trợ quân sự mới nhất dành cho Ukraine trị giá 250 triệu USD, bao gồm tên lửa phòng không AIM-9M, thiết bị rà phá bom mìn, đạn pháo 155 mm và 105 mm, tên lửa chống tăng TOW, Javelin và các tên lửa chống tăng khác.
Ngoài ra, gói viện trợ còn cung cấp 3 triệu viên đạn cho vũ khí nhỏ, vật liệu nổ để dọn chướng ngại vật, cũng như phụ tùng thay thế, bảo trì và các thiết bị đi kèm.
“Gói viện trợ giúp Ukraine tăng cường sức mạnh trên chiến trường. Mỹ, cùng các đồng minh và đối tác sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên Ukraine nhận được tên lửa tầm nhiệt AIM-9M Sidewinder. Vào tháng 5, Canada tuyên bố sẽ chuyển 43 tên lửa AIM-9, có thể là phiên bản AIM-9M, cho Ukraine từ kho của Lực lượng vũ trang Canada. Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Canada nhấn mạnh rằng, khoản viện trợ này sẽ giúp Ukraine ứng phó trước các cuộc tấn công tên lửa đang diễn ra.
AIM-9 là tên lửa không đối không tầm ngắn do nhà sản xuất vũ khí Raytheon sản xuất, được trang bị cho Hải quân Mỹ vào năm 1956, sau đó là Không quân Mỹ vào năm 1964. Đây là loại tên lửa tầm nhiệt dẫn đường bằng hồng ngoại, có thể tự hiệu chỉnh trong lúc bay nhờ dữ liệu cung cấp từ máy bay, giúp tăng đáng kể độ chính xác trong tiêu diệt mục tiêu.
Tên lửa AIM-9M là phiên bản nâng cấp của biến thể AIM-9L. Duy trì khả năng toàn diện của AIM-9L, AIM-9M nâng cao hiệu suất tổng thể của loại tên lửa này. Những cải tiến đáng chú ý bao gồm tăng cường khả năng phòng thủ trước các biện pháp đối phó hồng ngoại và động cơ tên lửa phát ra ít khói hơn.
Những cải tiến này cũng giúp nâng cao khả năng của tên lửa trong việc phát hiện và nhắm mục tiêu, đồng thời làm giảm khả năng bị phát hiện trên chiến trường.
Những tên lửa AIM-9 thể hiện khả năng tương thích với nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại. Tùy vào từng phiên bản, AIM-9 được trang bị trọng lượng đầu đạn khác nhau. Tầm bắn tối đa của tên lửa là khoảng 35km.
Các lực lượng không quân phương Tây sử dụng chủ yếu tên lửa AIM-9 trong chiến đấu. AIM-9M đã được triển khai rộng rãi trong Chiến tranh vùng Vịnh. Tuy nhiên, dù được sử dụng nhiều nhưng số lần tiêu diệt mục tiêu thành công vẫn tương đối hạn chế.
VOV.VN - Một nguồn tin giấu tên nhận định với hãng thông tấn Nga RIA Novosti rằng Moscow đã tiến hành các cuộc thử nghiệm thành công súng laser có khả năng phá hủy một số loại UAV.
AIM-9M Sidewinder kết hợp với máy bay chiến đấu
Theo các chuyên gia quân sự, tên lửa AIM-9M Sidewinder sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại máy bay không người lái của Nga. Ukraine đang đối mặt với nhiều thử thách khi Nga liên tục tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV.
Các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Ukraine được trang bị tên lửa tầm nhiệt R-73 thời Liên Xô. Dù những tiêm kích này cùng với R-73 có khả năng phòng thủ trước máy bay không người lái Shahed, nhưng hiệu quả có phần hạn chế.
Với sự hỗ trợ từ các quốc gia phương Tây, lực lượng không quân Ukraine đã thể hiện hiệu quả khả năng tích hợp tên lửa của phương Tây vào máy bay chiến đấu thời Liên Xô.
Do vậy, tính khả thi của việc trang bị tên lửa AIM-9M cho máy bay chiến đấu Ukraine là hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ hiệu quả đã được chứng minh trong các nỗ lực sửa đổi và tích hợp đa nền tảng.
Ukraine đang chờ đợi việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 từ các nước phương Tây, với cam kết từ Hà Lan và Đan Mạch cung cấp khoảng hơn 60 chiếc F-16.
Tên lửa AIM-9M cũng có thể được trang bị cho máy bay F-16. Sự kết hợp giữa tên lửa tiên tiến này với tiêm kích do Mỹ sản xuất hứa hẹn sẽ nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Ukraine trước các mục tiêu của Nga.
Để đáp ứng các điều kiện tiên quyết cho việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16, các phi công Ukraine phải trải qua ít nhất 6 tháng huấn luyện trên máy bay, tuân theo các điều kiện do Mỹ đặt ra.
Trong khi Ukraine khẳng định máy bay chiến đấu sẽ giúp thay đổi cơ bản diễn biến trên chiến trường, nhiều chuyên gia cho rằng sở hữu tiêm kích F-16 có đem lại lợi thế cho Ukraine hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng xe tăng, đạn dược và lực lượng bộ binh giàu kinh nghiêm luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột chủ yếu diễn ra trên bộ hiện nay.
Việc mua và vận hành máy bay chiến đấu của phương Tây đòi hỏi chi phí đáng kể, đồng thời việc đào tạo và triển khai đủ số lượng phi công để đảm bảo khả năng sử dụng có thể kéo dài vài năm. Ngoài ra, khung thời gian dự kiến để đào tạo phi công Ukraine trên các máy bay tiên tiến hơn loại họ thường sử dụng ước tính sẽ kéo dài tối thiểu 4 tháng.
VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố clip ghi cảnh tên lửa phòng không Tor-M2 của nhóm tác chiến Vostok (Nga) bắn hạ các mục tiêu Ukraine trên không, bảo vệ binh sĩ Nga trước các cuộc không kích trên hướng Zaporozhye.
Từ khóa: nga, ukraine, uav, tên lửa, phương tây, aim 9m, máy bay, nga tấn công ukraine, vũ khí, AIM-9M Sidewinder, mỹ viện trợ vũ khí cho ukraine, tiêm kích, máy bay chiến đấu, tên lửa tầm nhiệt, tên lửa javelin, tên lửa chống tăng