Cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu dinh dưỡng

Cập nhật: 11/09/2021

VOV.VN - Sự thiếu hụt các yếu tố và vi chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống như sắt, vitamin B12 và axit folic làm phát sinh bệnh thiếu máu dinh dưỡng.

Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ hemoglobin (Hb) trong tế bào hồng cầu (RBC), có chức năng vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan khác nhau. Trong khi thiếu máu có thể xảy ra do nhiều tình trạng bao gồm các bệnh mãn tính đồng thời như bệnh tim và thận, viêm khớp, viêm ruột, bệnh ác tính, các tình trạng huyết học bao gồm ung thư máu và các tình trạng tiền ung thư, phá vỡ hồng cầu, suy tủy xương, hoặc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, HIV, thì thiếu dinh dưỡng vẫn là nguyên nhân phổ biến và dễ điều trị nhất.

Sự thiếu hụt các yếu tố và vi chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống như sắt, vitamin B12 và axit folic làm phát sinh bệnh thiếu máu dinh dưỡng. Điều này có thể là do chế độ ăn uống thiếu các chất này, sự thiếu hụt gia tăng mà không thể bù đắp bằng chế độ ăn hoặc do nhu cầu không được đáp ứng tăng lên trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Các triệu chứng của thiếu máu dinh dưỡng

- Mệt mỏi và suy nhược tổng thể

- Khó chịu, suy giảm trí nhớ

- Khó thở, hồi hộp

- Da nhợt nhạt

- Rụng tóc

- Ngứa ran, tê bì tay chân

- Loét trên lưỡi hoặc xung quanh môi

- Nhạy cảm với lạnh

- Chóng mặt, nhức đầu

Cách phòng ngừa

Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa thiếu máu dinh dưỡng là đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất sắt, vitamin B12 và folate.

Các bà mẹ mang thai và cho con bú nên đáp ứng các yêu cầu bổ sung hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng suy kiệt. Hơn nữa, bổ sung vitamin C giúp cải thiện sự hấp thụ sắt.

Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt, hải sản, trứng, các loại đậu, rau cải bó xôi, các loại hạt, nho khô, rau lá xanh. Các nguồn cung cấp vitamin B12 bao gồm thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa trong khi axit folic có trong các loại rau lá xanh, đậu, rau mầm, đậu gà và bông cải xanh. Ngũ cốc bổ sung sắt hoặc vitamin cũng là nguồn cung cấp các yếu tố này.

Nếu việc bổ sung qua chế độ ăn uống không đáp ứng đủ trong điều kiện thiếu hụt, bạn cần phải bổ sung ở cả dạng uống và dạng tiêm. Tuy nhiên, giải pháp này nên được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ./.

Từ khóa: thiếu máu dinh dưỡng, nguyên nhân thiếu máu, làm gì để không thiếu máu, thiếu máu là gì

Thể loại: Y tế

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập