Uống nhiều nước lọc: Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh nhân tiểu đường nên uống nhiều nước lọc để ngăn việc lượng đường trong máu tăng cao, bởi vì nước lọc không chứa đường. Bên cạnh đó, khi bị tiểu đường, cơ thể thường có xu hướng bị thừa glucose khiến cơ thể bị mất nước, khiến bạn liên tục thấy khát, cần phải uống nước thường xuyên.
Hạn chế uống cà phê: Người bệnh tiểu đường có thể uống cà phê, nhưng nên hạn chế về liều lượng. Người bệnh tiểu đường có thể uống cà phê không đường, khoảng 1 đến 2 cốc mỗi ngày để tránh cho lượng đường tăng cao.
Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh tiểu đường có thể tự tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức như đi bộ nhanh, bơi lội,… Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên dùng ít nhất 30 phút để luyện tập mỗi ngày.
Chế độ ăn nhiều rau xanh: Chế độ ăn nhiều rau củ giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả. Chất xơ có trong rau củ giúp người bệnh tiểu đường tăng cường trao đổi chất, làm chậm quá trình hấp thu đường. Những loại rau tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường có thể kể đến như: cải bó xôi, rau chân vịt,...
Thường xuyên khám định kỳ: Bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên khám bệnh định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và điều trị các biến chứng kịp thời.
Không nên uống bia rượu: Rượu, bia ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc làm hạ đường huyết. Loại rượu có đường có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, nếu người bị bệnh tiểu đường uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm bênh nặng thêm..
Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường: Tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài khiến bệnh tiểu đường trở nặng. Đồ ngọt khiến lượng đường trong máu tăng lên, dẫn đến các biến chứng về tim mạch, da, xương khớp,... Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy những người uống nước ngọt và rượu bia trong thời gian dài có nhiều nguy cơ bị mắc tiểu đường tuýp 2 hơn những người chỉ uống nước lọc.
Từ khóa: tiểu đường, căn bệnh, mãn tính, đái tháo đường, tuổi thọ, lượng đường, kéo dài