Cách đối phó với căng thẳng hậu COVID-19
Cập nhật: 15/03/2022
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
VOV.VN - Bệnh nhân COVID-19 có thể bị căng thẳng trong suốt quá trình mắc bệnh, thậm chí là sau khi hồi phục, nhiều người vẫn phải đối mặt với tình trạng này kéo dài. Do đó, tìm cách đối phó với căng thẳng là điều rất cần thiết để phục hồi sức khỏe tâm thần.
Theo Tiến sĩ Preeti Chawla, nhà tâm lý học và huấn luyện kỹ năng sống, các nghiên cứu trên toàn thế giới đã chỉ ra sự gia tăng đáng kể về số lượng và mức độ nghiêm trọng của các chứng rối loạn liên quan đến căng thẳng trong đại dịch.
Căng thẳng ảnh hưởng đến những người đã hồi phục COVID-19 vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như tâm lý sợ tái nhiễm virus, sợ chết chóc, tình trạng sa sút kinh tế,…
Điều quan trọng là phải biết cách đối phó với căng thẳng và quản lý nó một cách hiệu quả. Dưới đây là một số cách mà chuyên gia đã chia sẻ để giúp bạn vượt qua tình trạng căng thẳng của mình.
Đối phó với cảm xúc
Thừa nhận cảm giác của bạn
Bạn nên thành thật với cảm xúc của mình. Viết nhật ký có thể là một trong những cách tốt nhất để ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín nhất của bạn. Khi bạn viết ra suy nghĩ của mình, hãy để ý bất kỳ thứ gì tiêu cực khiến bạn lo lắng. Tâm sự với người bạn đáng tin cậy nhất của bạn hoặc chia sẻ với chuyên gia tư vấn. Hãy đối xử nhẹ nhàng với chính mình và đừng tự đánh giá bản thân.
Chấp nhận sự thay đổi
Mặc dù tất cả chúng ta đều thích kiểm soát mọi tình huống trong cuộc sống của mình, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Chuẩn bị cho bản thân để có một tâm trí thanh thản vượt qua những thăng trầm bất kể mọi thứ diễn ra như thế nào. Hãy nhớ rằng, không kiểm soát được tình hình cũng không sao.
Cách giữ bình tĩnh
Hoạt động thể chất
Theo Tạp chí Sức khỏe và Thể hình của ACSM, lối sống ít vận động có thể là nguyên nhân tồi tệ nhất của nhiều vấn đề. Lười vận động sẽ dẫn đến căng thẳng, làm trầm trọng thêm hoặc dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, suy giảm hệ thống miễn dịch, tiểu đường, béo phì, các vấn đề về giấc ngủ, đau đầu, đau cổ và lưng.
Một số hoạt động thể chất được khuyến khích bao gồm chạy bộ, nhảy dây, khiêu vũ, thể thao, leo cầu thang, chơi với trẻ em hoặc vật nuôi. Hoạt động thể chất hoặc tập thể dục giúp giải phóng dopamine và serotonin – hormone giúp giảm bớt căng thẳng. Bên cạnh đó, nó có thể tăng cường sức khỏe hệ thống tim mạch, tiêu hóa và miễn dịch.
Tiêu thụ thức ăn lành mạnh
Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và giảm đồ ăn vặt hoặc đồ chiên rán. Bao gồm trái cây họ cam quýt trong chế độ ăn uống của bạn.
Theo cuốn sách có tiêu đề “Sinh học sau thu hoạch và Công nghệ trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới” (Post-harvest Biology and Technology of Tropical and Subtropical Fruits), do hàm lượng vitamin C cao, trái cây họ cam quýt mang lại nhiều lợi ích từ việc tăng cường miễn dịch đến xây dựng collagen, giảm thiếu máu và căng thẳng.
Nghỉ ngơi tối ưu
Ngủ ngon từ 6 - 7 tiếng là rất quan trọng để vượt qua căng thẳng, nhưng thật khó để có được giấc ngủ chất lượng khi căng thẳng. Thiếu ngủ có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, các bệnh đồng mắc khác, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và thậm chí là các mối lo ngại về an toàn khi lái xe.
Tập thể dục một cách hữu ích và ăn uống đúng giờ chắc chắn sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, từ đó sẽ giúp bạn ngủ đủ giấc.
Ánh sáng mặt trời
Đắm mình dưới ánh nắng mặt trời ít nhất 20 phút mỗi ngày sẽ không chỉ cung cấp cho bạn vitamin D tự nhiên mà còn giúp tránh căng thẳng và trầm cảm. Theo một nghiên cứu tại Đại học Brigham Young, sự suy nhược sức khỏe tâm thần gia tăng có liên quan đến số giờ phơi nắng giảm.
Giữ kết nối với người khác
Tự cô lập mình và không thường xuyên giao lưu với người khác khiến nhiều người cảm thấy bị lạc lõng. Nhưng bạn vẫn có thể giao tiếp với bạn bè và mọi người thông qua các cuộc gọi điện video hoặc tham gia các diễn đàn trực tuyến về lĩnh vực bạn quan tâm, có thể là câu lạc bộ sách hoặc một sở thích nào đó.
Bên cạnh đó, hãy dành thời gian chất lượng cho gia đình. Đọc, xem phim, nấu ăn, dọn dẹp và chơi với trẻ em hoặc vật nuôi.
Dành thời gian cho bản thân
Dành thời gian ít ỏi để thiền mang đến cho bạn cơ hội để nhìn nhận và kết nối với nội tâm của mình. Yoga và hít thở sâu cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hạn chế hoạt động kỹ thuật số
Hạn chế tiếp xúc với tin tức và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách vừa phải. Hãy củng cố lại những suy nghĩ của bạn và đừng suy nghĩ quá sâu những thứ có thể khiến bạn lo lắng. Xem quá nhiều tivi hoặc điện thoại di động là một trong những hình thức gây nghiện cho đôi mắt.
Đại dịch chắc chắn là một trong những thủ phạm gây ra tình trạng căng thẳng trên toàn cầu, nhưng việc ứng phó với căng thẳng là nằm trong khả năng của chúng ta. Với những lời khuyên trên, bạn sẽ biết không bao giờ là quá khó để vượt qua căng thẳng./.
Từ khóa: căng thẳng hậu covid-19, hậu covid-19 kéo dài, mắc covid-19, điều trị sau covid, di chứng covid và cách chữa trị
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN