Các nước Thái Bình Dương kêu gọi Mỹ giải quyết vấn đề ô nhiễm hạt nhân
Cập nhật: 25/09/2019
Bầu cử tổng thống Romania: ứng cử viên độc lập bất ngờ dẫn đầu trong các cuộc thăm dò (25/11/2024)
Nhật Bản: dịch cúm gia cầm lan rộng, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng (25/11/2024)
VOV.VN - Mỹ cần có trách nhiệm khắc phục hậu quả từ các chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân trước đây của nước này ở Nam Thái Bình Dương.
Đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể dẫn đến rò rỉ phóng xạ từ các bãi thải hạt nhân của Mỹ, đe dọa nghiêm trọng môi trường sinh thái và sức khỏe của người dân, các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương mới đây đã lên tiếng yêu cầu Mỹ giải quyết vấn đề ô nhiễm hạt nhân trong khu vực này.
“Tàn dư” của một cơ sở thử nghiệm hạt nhân ở Mururoa. Ảnh: AFP |
Trong một thông cáo được đưa ra ngày 16/8, các nhà lãnh đạo tham dự Diễn đàn Quốc đảo Thái Bình Dương tại Tuvalu đã kêu gọi Mỹ cần có trách nhiệm giải quyết các tác động lâu dài và có hại từ các chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân trước đây của nước này ở Nam Thái Bình Dương.
Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và 16 nhà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương đã bày tỏ lo ngại về mối đe dọa ô nhiễm hạt nhân tiềm ẩn ở Nam Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi Mỹ tăng cường giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người được cho là hậu quả của các chương trình thử nghiệm hạt nhân trước đây của nước này.
Trong giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến năm 1990, Mỹ đã tiến hành gần 70 vụ thử nghiệm hạt nhân ở quần đảo Marshall, bao gồm các vụ thử vũ khí hạt nhân và vũ khí nhiệt hạch. Nhiều chất thải hạt nhân và mảnh vỡ của một loạt các vụ thử nghiệm hạt nhân trong giai đoạn này được Mỹ thu thập và chôn lấp trong một hầm mộ bê tông có đường kính gần 110m trên đảo Runit, thuộc Cộng hòa quần đảo Marshall.
Các nước trong khu vực hiện lo ngại rằng sự an toàn của “quan tài hạt nhân” vốn đã có biểu hiện nứt vỡ nàyđang bị đe dọa và có thể gây rò rỉ các chất phóng xạ cực kỳ nguy hiểm khi nước biển dâng. Nếu bị nứt vỡ, “quan tài hạt nhân” chứa gần 100.000 m3đất và mảnh vỡ nhiễm xạnày sẽ gây ra một thảm họa đối với môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân trong toàn bộ khu vực Nam Thái Bình Dương./.
Từ khóa: quốc đảo Thái Bình Dương, ô nhiễm hạt nhân, vũ khí hạt nhân
Thể loại: Thế giới
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN