Các nhà hàng hải châu Âu thừa nhận chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông từ thế kỷ XVI
Cập nhật: 29/04/2020
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ nối liền với nhau như hình một mũi dao và được đặt tên là Costra de Pracel.
Các nhà hàng hải châu Âu đã thừa nhận chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông từ thế kỷ XVI
Nhà xuất bản Fushosha của Nhật Bản vừa phát hành cuốn sách “Những điều người Nhật Bản đang hiểu lầm về lịch sử cận, hiện đại Đông Nam Á” của Phó Giáo sư Kawashima, nguyên giảng viên trường Đại học Tokyo, Nhật Bản, trong đó đã chỉ ra hai tư liệu lịch sử quan trọng, thừa nhận chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông do các nhà hàng hải châu Âu đưa ra từ thế kỷ XVI.
Các nhà hàng hải châu Âu đã thừa nhận chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông từ thế kỷ XVI |
Bản đồ “India Orientalis” (Đông Ấn Độ) được nhà hàng hải Hà Lan tên là Jodocus Hondius (1563-1612) lập nên từ thế kỷ XVI, trong đó cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ nối liền với nhau như hình một mũi dao và được đặt tên là Costra de Pracel. Điều này chứng tỏ tác gia bản đồ đã ghi nhận sự liên hệ mật thiết giữa lãnh thổ Việt Nam với Pracel.
Bản đồ "India Orientalis" (Đông Ấn Độ được lập nên từ thế kỷ XVI |
Tư liệu lịch sử thứ hai được học giả người Nhật Bản đề cập chính là tấm bản đồ “Siam and the Malay Archipelago” do The Times Atlas - Printing House Square xuất bản tại London, Anh vào năm 1896. Trên bản đồ này đã có sự phân biệt rõ ràng giữa các đảo thuộc Paracel (quần đảo Hoàng Sa) với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và các đảo ven bờ biển miền Trung Việt Nam với tên gọi rất rõ ràng. Đặc biệt, trong quần đảo Trường Sa có những đảo đã được ghi tên tiếng Việt như đảo Thị Tứ, đảo Loai Ta, chứng tỏ người Việt đã quản lý, đặt tên cho các đảo này và được các nhà bản đồ học châu Âu chấp nhận và ghi tên tiếng Việt lên bản đồ.
Bản đồ "Siam and the Malay Archipelago" do The Times Atlas- Printing House Square xuất bản tại London, Anh vào năm 1896 |
Với hai tư liệu lịch sử quan trọng nêu trên, Phó Giáo sư Kawashima khẳng định, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là không có căn cứ, khi mà hai triều đại nhà Minh, nhà Thanh của Trung Quốc thực hiện chính sách bế quan tỏa càng và cấm người dân nước mình đi thuyền ra nước ngoài. Trong khi đó, cũng trong thời kỳ này, các nhà hàng hải châu Âu đã thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. /.
Từ khóa: biển đông, bằng chứng lịch sử của việt nam, chủ quyền của việt nam ở biển đông, chủ quyền không thể tranh cãi của việt nam ở biển đông
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN