Bổ nhiệm hay công nhận Hoà giải viên tại Toà án?
Cập nhật: 25/05/2020
Bắc Giang bầu Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch tỉnh
Không thể phủ nhận đường lối "Chiến tranh nhân dân" ở Việt Nam
VOV.VN -Dự thảo luật thể hiện Hoà giải viên được Chánh án TAND cấp tỉnh bổ nhiệm. Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội vẫn còn ý kiến khác nhau.
Sáng 25/5, Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận là về Hòa giải viên tại Tòa án.
Ý kiến khác nhau
Dự thảo thể hiện Hoà giải viên là người có đủ điều kiện, được Chánh án TAND cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo sáng 25/5. Ảnh: Quốc hội |
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, hòa giải, đối thoại theo Luật này liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của các đương sự, đến quyền tài sản, quyền nhân thân của họ, do đó đòi hỏi Hòa giải viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Luật định và trình tự, thủ tục, thẩm quyền lựa chọn, bổ nhiệm Hòa giải viên phải được quy định chặt chẽ nhằm tạo ra đội ngũ Hòa giải viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho được giữ cơ chế bổ nhiệm Hòa giải viên như dự thảo Luật.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) cho rằng sẽ có bất cập trong cơ chế quản lý, kiểm soát, giám sát hoạt động của Hoà giải viên, xuất phát từ vị trí pháp lý và phạm vi hoạt động của Hoà giải viên.
“Nhiều đại biểu và chuyên gia pháp lý đề xuất bầu Hoà giải viên như thủ tục bầu Hội thẩm” – ông Nguyễn Tạo nhấn mạnh và đề nghị UBTVQH xem xét quy định theo hướng TAND tỉnh, thành phố, huyện đề xuất nhu cầu về số lượng Hoà giải viên đề nghịỦy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theoquy định để HĐND có thẩm quyền theo luật định bầu Hoà giải viên.
Cũng bày tỏ băn khoăn về nội dung này, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng bổ nhiệm là nói đến cán bộ công chức được giữ chức vụ quản lý theo ngạch, tuy nhiên Hoà giải viên không thuộc diện này.
“Vậy có nên dùng cơ chế bổ nhiệm không? Theo tôi sau khi xét đủ điều kiện thì toà tổ chức triển khai thủ tục công nhận thay cho bổ nhiệm” – ông Tô Văn Tám bày tỏ quan điểm.
Luật sư kinh nghiệm 10 năm mới được làm Hoà giải viên
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, nhiều ý kiến tán thành với quy định tại dự thảo Luật về tiêu chuẩn của Hòa giải viên. Theo đó, ngoài những đối tượng là những người có chức danh tư pháp đã nghỉ hưu (Thẩm phán, Kiểm sát viên…), thì Luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác mới có thể được xem xét, bổ nhiệm làm Hòa giải viên. Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng, quy định thời gian 10 năm như trên là quá dài, chỉ cần quy định 5 năm là đủ.
UBTVQH nhận thấy, đối tượng hòa giải, đối thoại thường là những vụ việc có tính chất chuyên ngành sâu, phức tạp, đòi hỏi Hòa giải viên phải am hiểu pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng và có kinh nghiệm trong công tác pháp luật.
Góp ý về nội dung này, Đại biểu Lưu Thành Công (đoàn Vĩnh Long) băn khoăn “Tiêu chuẩn cao như thế này thì khó tìm được đội ngũ Hoà giải viên đa dạng thành phần. Hơn nữa, tiêu chuẩn Hoà giải viên ở Điều 1 của dự thảo phải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, kinh nghiệm, có kỹ năng hoà giải, đối thoại... đã quá rõ nên không cần thiết yêu cầu nhóm Luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm đến 10 năm”.
Đại biểu Quốc hội Lưu Thành Công |
Liên quan đến nhiệm kỳ của Hoà giải viên, một số ý kiến đề nghị là 5 năm thay vì 3 năm, thậm chí không quy định nhiệm kỳ của Hòa giải viên. Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, việc quy định nhiệm kỳ 3 năm như dự thảo Luật nhằm khuyến khích các Hòa giải viên nỗ lực phấu đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ để tiếp tục được tái bổ nhiệm; đồng thời tạo cơ chế sàng lọc kịp thời những Hòa giải viên không đáp ứng yêu cầu công việc do hạn chế về sức khỏe, năng lực… Quy định này cũng phù hợp với kinh nghiệm một số nước trên thế giới.
Tuy nhiên, theo đại biểu Lưu Thành Công, 3 năm là quá ngắn. Bởi, quy trình lựa chọn Hoà giải viên là rất kỹ, tiêu chuẩn khá cao, thủ thục bổ nhiệm chặt chẽ mà chỉ sau 3 năm, đúc rút được kinh nghiệm thì đã hết nhiệm kỳ. Dù có thể được bổ nhiệm lại nhưng quy định thời gian ngắn khiến tâm lý không yên tâm, chưa kể thủ tục bổ nhiệm lại gây tốn kém chi phí và thời gian./.
Từ khóa: Luật hoà giải, đối thoại, toà án, Chánh án Nguyễn Hoà BÌnh, Quốc hội
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN