Bộ LĐTBXH khuyến cáo hạn chế đưa lao động đi làm việc ở Saudi Arabia
Cập nhật: 25/09/2019
Mẹ ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước
Xung đột Nga-Ukraine có nguy cơ đẩy thế giới vào thế chiến III?
VOV.VN -Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng công việc giúp việc gia đình tại Saudi Arabia yêu cầu không cao, mức lương khá, song lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chiều nay (5/6), trả lời câu hỏi của đại biểu quốc hội về tình hình xâm phạm lao động đi làm công việc giúp việc gia đình ở Trung Đông, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Hiện chúng ta chưa đưa lao đi làm việc ở Trung Đông, chúng ta mới chỉ đưa lao động đi làm việc ở Saudi Arabia. Số lượng hiện nay khoảng 9.000 người và chủ yếu làm công việc giúp việc gia đình”.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói về vấn đề xuất khẩu lao động. |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm: "Đây là địa bàn khá nhạy cảm. Tuy nhiên, yêu cầu với lao động lại không cao, ngoại ngữ hạn chế.Chưa kể trước khi tham gia xuất khẩu lao động, phía chủ sử dụng chi 4.000 USD: người lao động nhận 2.000 USD và doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhận 2.000 USD.Do đó, một số người lao động do hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đi các chương trình khác nên tham gia chương trình này".
Bộ trưởng nhận định đây là những công việc rất rủi ro, chưa kể các hệ luỵ xảy ra. Bộ đã có nhiều lần đưa ra những giải pháp và khuyến cáo người dân hạn chế đi thị trường này.
Cũng tại phiên chất vấn,đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đưa ra câu hỏi về tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Namcó khoảng 500.000 lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở nước ngoài. Con số này tăng lên vào thời gian gần đây. Riêng năm 2017, cả nước đưa được 134.000 lao động, bằng 128% chỉ tiêu đặt ra.
Mỗi năm, những lao động đi xuất khẩu lao động gửi về nước khoảng 3 tỷ USD.
Nói về tình trạng lao động bỏ trốn khi làm việc tại nước ngoài, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, mộtnguyên nhân quan trọng là các chủ doanh nghiệp của bạn cũng có nhu cầu, những người trốn ở lại thường có tay nghề cao, thu nhập cao lại trốn được thuế...
Thời điểm cao nhất, tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc lên tới 55%, trong khi đó, bình quân tỷ lệ này ở các nước chỉ có 15%.
Cũng theo đại diện Bộ LĐ-TB-XH,sau 3 năm kiên trì, đặc biệt năm 2017 với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã làm việc với phía Hàn Quốc trên tinh thần quyết liệt xử lý các doanh nghiệp phía bạn vi phạm. Kết quả đã giúp tỉ lệ bỏ trốn giảm rút xuống còn 33%.
“Vừa qua Chính phủ đã có một quyết tâm rất cao, đã tập trung các giải pháp như ký quỹ cho tổ chức ký quỹ, vận động, yêu cầu các đơn vị doanh nghiệp phải có trách nhiệm vận động, thuyết phục. Chúng ta tổ chức các ngày hội việc làm bên phía bạn, tổ chức văn phòng đến trực tiếp các "ốp" để vận động thuyết phục, đặc biệt chúng ta kiên quyết làm việc với phía bạn”, Bộ trưởng cho biết.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, trong thời gian qua đã xử phạt nhiều doanh nghiệp về xuất khẩu lao động vi phạm.
Theo đó, ngành đã thanh tra 51 doanh nghiệp, phát hiện 338 sai phạm và ban hành 24 quyết định xử phạt hành chính trong năm 2017 với tổng số tiền là 3,227 tỷ đồng. Đồng thời, thu hồi giấy phép hoạt động của 5 doanh nghiệp, đình chỉ tạm thời 25 doanh nghiệp khác.
Cũng theo lời Bộ trưởng, trong số đó có những doanh nghiệp có cả bề dày hoạt động về xuất khẩu lao động 25 năm nhưng lần đầu tiên bị đình chỉ và thu hồi giấy phép./.
Lao động Việt Nam “gánh” chi phí cao khi đi xuất khẩu lao động
Có nên xuất khẩu lao động chất lượng cao khi trong nước vẫn thiếu?
Từ khóa:
Thể loại: Tin tức sự kiện
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN