Giao thương quốc tế đình trệ nghiêm trọng do tắc nghẽn tại kênh đào Suez
VOV.VN - Hàng trăm 100 tàu chở hàng hóa, dầu thô, khí đốt đang bị mắc kẹt sau khi một tàu chở hàng siêu trường siêu trọng bất ngờ mắc cạn, chắn ngang kênh đào Suez (Ai Cập).
Bộ Công Thương: Nghẽn kênh Suez ảnh hưởng xuất nhập khẩu Việt Nam và châu Âu
Cập nhật: 28/03/2021
Bắc Ninh ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dịp Tết
Giá vàng hôm nay 23/1: Vàng miếng và vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá việc tắc nghẽn kênh Suez sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực châu Âu.
Gần 1 tuần trôi qua, siêu tàu container Ever Given nặng 224.000 tấn vẫn mắc kẹt, chắn ngang kênh đào Suez (Ai Cập) bất chấp nhiều nỗ lực cứu hộ không thành. Việc kênh đào Suez bị tắc nghẽn khiến tuyến đường giao thương nhộn nhịp bậc nhất thế giới ngưng trệ, hàng hóa mắc kẹt, đẩy giá cả vận chuyển, giá dầu thế giới tăng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong trường hợp việc giải phóng tàu Ever Given kéo dài, nếu các tàu đi vòng qua Mũi Hảo Vọng (mũi đất ở rìa phía Nam của bán đảo Cape, cách thành phố Cape Town) sẽ khiến hành trình từ châu Á tới châu Âu kéo dài thêm 2 tuần, làm chi phí gia tăng đáng kể.
"Cùng với tình trạng giá cước tàu biển tăng cao do tác động của dịch COVID-19, sự cố này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực Châu Âu. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tiến độ giải phóng tàu Ever Given nói trên", ông Hải đánh giá.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập theo dõi sát tiến độ giải phóng tàu Ever Given để thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Được biết, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu với kim ngạch 43,7 tỷ USD, và nhập khẩu từ thị trường này 18,5 tỷ USD. 2 tháng đầu năm 2021, con số xuất khẩu là 7,5 tỷ USD, và nhập khẩu 3,1 tỷ USD, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18% và 12%.
Ngày 23/3, tàu của Ever Given trên đường di chuyển từ châu Á sang châu Âu đã bị mắc cạn khi di chuyển qua Kênh đào Suez. Sự việc này khiến việc di chuyển của các con tàu khác theo cả hai hướng trên Kênh đào Suez đều bị dừng lại, gây ùn tắc tại khu vực này.
Thống kê tính tới ngày 26/3, có ít nhất 238 tàu chở container cỡ lớn, tàu chở dầu và khí đốt và tàu chở hàng phải lùi lại ở hai đầu kênh, tạo ra một trong những vụ "tắc đường" tồi tệ nhất trong nhiều năm.
Theo công ty đầu tư Allianz, khoảng 13% thương mại thế giới đi qua kênh đào Suez. Ngay cả khi con tàu hoạt động trở lại bình thường một tuần sau khi gặp sự cố, các chuỗi cung ứng sẽ phải vật lộn giải quyết công việc tồn đọng.
"Tàu, container, hàng hóa - tất cả đều không ở nơi chúng ta cần. Vì vậy tác động trực tiếp không thể tính bằng ngày hay tuần. Nó sẽ được tính bằng tháng", Douglas Kent – Phó Chủ tịch điều hành chiến lược và liên minh tại Hiệp hội Quản lý chuỗi cung ứng (ASCM) cho hay.
Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 20.000 chuyến tàu đi qua kênh đào Suez dài gần 200km. Các chuyến tàu này vận chuyển mọi thứ, từ dầu mỏ, khí đốt cho đến các mặt hàng thiết yếu khác.
Kênh đào Suez dài 190km, rộng 205m và sâu 24m, đi vào hoạt động từ năm 1869, là một trong những tuyến hàng hải đông đúc bậc nhất thế.
Khoảng 12% thương mại toàn cầu được vận chuyển qua kênh đào này. Năm 2020, gần 19.000 lượt tàu thuyền đã đi qua kênh đào Suez với tổng trọng tải khoảng 1,17 tỷ tấn./.
Từ khóa: tàu mắc cạn, kênh đào, tàu kẹt ở kênh đào Suez, kênh đào Suez, Bộ Công Thương
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN