Bỏ 9 năm làm lập trình CNC để theo nghề thợ mỏ
Cập nhật: 21/12/2021
Công an Hòa Bình phá án ma túy lớn
Xác định 29 phóng viên, CTV Tạp chí Môi trường và Đô thị có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản
[VOV2] - “Trước khi chọn nghề thợ mỏ em cũng đắn đo nhiều lắm. Bởi ai cũng biết đây là nghề vất vả nhưng đổi lại mức lương thợ mỏ rất cao, 20-30 triệu/tháng", Nguyễn Văn Trung, công nhân thợ mỏ Công ty than Núi Béo (Quảng Ninh) cho biết.
Nguyễn Văn Trung, quê xã Quảng Trung (Quảng Xương, Thanh Hóa) vừa tốt nghiệp bậc trung cấp ngành khai thác mỏ (Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam). Vừa ra trường, Trung được công ty Than Núi Béo (Quảng Ninh) tiếp nhận vào làm việc với vị trí công việc là công nhân khai thác mỏ.
Trước khi là thợ mỏ ít ai nghĩ Nguyễn Văn Trung đã có 9 năm lăn lộn ở thành phố Hồ Chí Minh với công việc là lập trình phầm mềm CNC cho một công ty nước ngoài. Càng bất ngờ hơn khi Trung thừa nhận, 9 năm làm lập trình phần mềm cơ khí CNC anh không hề có bằng cấp gì về lập trình. Toàn bộ kiến thức về công nghệ thông tin, lập trình anh có được là tự học, tự đào tạo, tự nghiên cứu, thậm chí là học lỏm từ những đàn anh đi trước. Khi được tiếp nhận vào một công ty nước ngoài làm việc Trung cho biết, họ không đòi hỏi bằng cấp mà quan trọng là làm được việc.
“Lương của em khi đó cũng khá tốt từ 14-16 triệu đồng một tháng”, Nguyễn Văn Trung cho biết.
Mặc dù có mức thu nhập ổn định nhưng mọi sinh hoạt phí trong gia đình đều do Trung gánh vác. Năm 2019, vợ của Trung bất ngờ xin được một công việc hấp dẫn ở quê nhà Thanh Hóa. Trước cơ hội việc làm của vợ, Trung đành hy sinh công việc của mình ở thành phố Hồ Chí Minh để cả nhà chuyển về quê sinh sống.
“Thực sự khi đó mình suy nghĩ rất nhiều vì công việc của mình đang rất ổn định, thu nhập lại tốt. Chọn cách về quê để vợ có cơ hội được làm công việc tốt hơn, đúng chuyên môn về nghề y. Hơn nữa nếu ở lại thành phố Hồ Chí Minh cả nhà chỉ dựa vào đồng lương của mình cũng khó khăn”, Trung chia sẻ.
Về quê Thanh Hóa, Trung ở nhà chăm sóc vợ con một năm và từ bạn bè anh biết đến nghề thợ mỏ hầm lò. Trung quyết định làm lại từ đầu bằng việc nộp hồ sơ theo học bậc trung cấp ở trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam.
“Trước khi chọn nghề thợ mỏ hầm lò em cũng đắn đo nhiều lắm. Bởi ai cũng biết đây là nghề vất vả thậm chí có cả những rủi ro trong công việc. Nhưng đổi lại mức lương thợ mỏ rất cao, 20-30 triệu/tháng. Nó đáp ứng được mong muốn của mình về thu nhập nên quyết tâm sẽ theo nghề”, Trung nói về lý do khi làm nghề thợ mỏ.
Năm 2020-2021, thời gian dịch Covid-19 hoành hành thì cũng là thời gian Trung hoàn thành khóa học nghề thợ mỏ. Và đúng như cam kết của trường, ngay sau khi ra trường, Trung được công ty Than Núi Béo (Quảng Ninh) tiếp nhận vào làm việc. Ngay trong tháng đầu tiên thử việc, Trung tính toán mức lương chấm theo ngày công làm việc của anh có thể đạt 20 triệu/tháng.
“Ngày đầu tiên chính thức xuống hầm lò làm việc mình cũng cảm thấy ngợp vì môi trường ở trong mỏ khác hoàn toàn bên ngoài. Tuy nhiên làm nhiều cũng sẽ quen. Với lại bây giờ việc khai thác mỏ cũng được cơ giới hóa nhiều nên giảm phần nào cũng giảm được lao động chân tay của công nhân”, Nguyễn Văn Trung cho biết.
Không chọn nghề khai thác mỏ hầm lò nhưng nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò như Nguyễn Văn Trung nhưng nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò mà Giàng A Hử lựa chọn theo học cũng thuộc “top” 3 nghề vất vả nhất của khai thác mỏ.
Sinh ra và lớn lên ở xã Cao Phạ - một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Giàng A Hử chọn học nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò hệ trung cấp tại trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam như một sự thử thách bản thân.
“Khi em học xong THPT em cũng có chọn một số ngành để học nhưng do hoàn cảnh khó khăn và cũng xuất phát từ mong muốn của mình nên em chọn nghề này. Nghề cơ điện hầm mỏ này thực sự có rất nhiều áp lực nhưng quan trọng là bản thân mỗi người, ý chí của mình như thế nào thôi!”, Giàng A Hử chia sẻ.
Theo học ngành nghề đặc thù nên A Lử được Tập đoàn Than-Khoáng sán đài thọ toàn bộ học phí cũng như tiền ăn, tiền ở. Sau khi ra trường Giàng A Hử cũng được công ty Than Núi Béo (Quảng Ninh) tiếp nhận vào làm việc.
“Môi trường thực tế tại hầm lò rất khác khi mình học. Và đây là một nghề có nhiều rủi ro đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người thợ. Chỉ một chút thiếu an toàn kỹ năng thôi cũng có thể dẫn đến nguy hiểm cho cả ca. Do vậy ngay cả khi mình đã được học thì việc nâng cao kỹ năng nghề thường xuyên là điều rất quan trọng”, Hử cho biết.
Ông Ngô Xuân Khoa – Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam hiện tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam có khoảng 98 nghìn lao động. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho tập đoàn, hằng năm trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam hiện tập đoàn Than – Khoáng sản thực hiện việc ký hợp đồng tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo để cử đi học các nghề mỏ hầm lò.
“Hiện nhà trường đã ký quy chế phối hợp với 24 huyện ủy, HĐND các huyện có tiềm năng về nguồn lao động ở các tỉnh ngoài Quảng Ninh để tuyển sinh. Vì các ngành nghề mỏ hầm lò là những ngành nghề đặc biệt, đặc thù nên người lao động khi đăng ký học những ngành nghề này sẽ được Doanh nghiệp tài trợ toàn bộ về kinh phí đào tạo, ăn ở nội trú ngay tại trường”, ông Ngô Xuân Khoa cho biết.
Từ khóa: Mỏ hầm lò, lập trình CNC, trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam, kỹ năng nghề, thợ mỏ
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOV2