Súp lơ: Đây là một loại rau đa năng được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, hoặc những người đang có kế hoạch giảm cân. Súp lơ là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin K và folate, đồng thời cũng là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim mạch.
Rau chân vịt: Rau chân vịt là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng hữu ích khác. Rau chân vịt hỗ trợ sức khỏe của xương và tim mạch, đồng thời nó rất giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C và beta-carotene. 100 gam rau chân vịt nấu chín cung cấp khoảng 4,3 gam chất xơ, cùng với vô số vitamin và khoáng chất, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Đậu Hà Lan: Với hơn 7 gam chất xơ mỗi 100 đậu đũa, loại rau này rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đậu Hà Lan góp phần tăng cường sức khỏe cơ bắp, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Cà rốt: Cà rốt cung cấp 3,6 gam chất xơ mỗi khẩu phần, giúp tăng cường hệ tiêu hóa của cơ thể, đồng thời rất bổ mắt. Chất xơ hòa tan trong cà rốt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu trong khi chất xơ không hòa tan hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Do vậy, ăn nhiều cà rốt có thể góp phần kiểm soát cân nặng, vì hàm lượng chất xơ của nó giúp bạn cảm thấy no và sẽ ngăn chặn việc ăn quá nhiều.
Khoai lang: Khi bạn cần tăng cường chất xơ cho cơ thể, khoai lang là một lựa chọn tuyệt vời. Khoai lang có nhiều chất xơ và giàu vitamin A và C, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Một trong những chất chống oxy hóa chính trong khoai lang là beta-carotene, có lợi cho thị lực.
Cải xoăn: Cải xoăn rất giàu vitamin A, K và C, cũng như các hợp chất có tác dụng chống viêm tiềm ẩn, giúp hỗ trợ thị lực, tăng cường sức khỏe của xương và chống oxy hóa hiệu quả.
Từ khóa: rau, chất xơ, tiểu đường, các loại rau, sức khỏe đời sống, tình yêu gia đình, tin tức sức khỏe, ăn sạch sống khỏe, ăn healthy, dinh dưỡng món ngon, chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường, bị tiểu đường do đâu, bị tiểu đường nên ăn gì