Bất động sản cho thuê “tiêu điều” vì dịch Covid-19
Cập nhật: 17/03/2020
Hà Lê, Mỹ Tâm "cháy" hết mình trong ngày 2025 drone thắp sáng bầu trời Hà Nội
Hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy được khen khi đóng phim Tết của Trấn Thành
VOV.VN - Giá thuê giảm nhưng cửa hàng, văn phòng cho thuê, khu trung tâm thương mại vẫn vắng bóng khách thuê khi dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp.
Giảm giá thuê cũng khó tìm khách hàng
Biển hiệu chuyển nhượng cửa hàng, cho thuê cửa hàng những ngày gần đây không hiếm gặp tại những con phố ở Hà Nội. Dịch Covid-19 đã khiến lượng khách giảm đáng kể. Trong khi giá thuê mặt bằng, trả lương nhân viên không giảm các hộ kinh doanh tiêu điều vì dịch bệnh.
Theo Cục Thuế Hà Nội, hiện toàn thành phố có gần 184.400 hộ kinh doanh, trong tháng 1/2020, có hơn 13.800 hộ phát sinh hóa đơn, nhưng tháng 2/2020 chỉ còn gần 4.300 hộ phát sinh hóa đơn. Số hộ kinh doanh phát sinh hóa đơn suy giảm 68% so với tháng trước.
Hơn 3.400 đơn vị, hộ kinh doanh bị giải thể, đóng cửa bởi Covid-19, số thu ngân sách Nhà nước có thể mất lên tới 16.600 tỷ đồng tùy theo thời gian diễn biến dịch bệnh.
Các cửa hàng kinh doanh vắng khách mùa dịch bệnh. |
Tại một số trung tâm thương mại, do người dân hạn chế đi lại chốn đông người để phòng chống lây lan dịch bệnh khiến các khu vực mua sắm, ăn uống thường ngày diễn ra sôi động, tấp nập, nay lại vô cùng vắng vẻ. Những vị trí “vàng” tại các trung tâm thương mại trước đây phải cạnh tranh, “xếp lốt” để được thuê kinh doanh thì nay cũng không hiếm điểm tạm dừng kinh doanh hoặc trả mặt bằng.
Theo thống kê một đơn vị môi giới bất động sản, dù chưa phổ biến nhưng một số chủ mặt bằng trên các tuyến đường lớn ở đã chủ động giảm 20-30% giá cho thuê. Với những mặt bằng mới bị trả lại thì giảm 10-20% cho khách thuê mới. Tuy nhiên, một số môi giới cho biết cũng khó tìm được
Bên cạnh bất động sản cho thuê, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19. Tại Đà Nẵng, Quảng Bình, Khánh Hoà… các khu du lịch, khách sạn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng. Nhiều cuộc họp, hội nghị cũng bị trì hoãn để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh.
Báo cáo của Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng, trong tháng 2/2020, các khách sạn hiện đã giảm công suất khai thác từ 30 - 40% so với cùng kỳ năm trước, vào tháng 3 thì công suất phòng còn tiếp tục giảm sâu.
Ảnh hưởng trong dài hạn
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, những vấn đề nội tại về nguồn tín dụng, vướng mắc pháp lý về đầu tư… khiến thị trường bất động sản khó khăn trong đầu năm 2020 nhưng những khó khăn này càng nặng nề khi dịch Covid-19 bùng phát. Hiện có khoảng 300 sàn giao dịch bất động sản buộc phải đóng cửa.
Nhiều cửa hàng phải đóng cửa, sang nhượng lại. |
Nhiều doanh nghiệp địa ốc đang phải hoạt động cầm chừng, tạm dừng một phần để gồng mình lên chống tác động từ dịch Covid-19 và loạt những khó khăn khác.
“Tại Đà Nẵng, Nha Trang… thời điểm này thì hầu hết các sàn đóng cửa. Chủ yếu còn lại các sàn còn hàng chưa bán phải bán nốt. Những đơn vị không có hàng thì không thể duy trì mà nuôi nhân viên được” - ông Đính nói.
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề cho thị trường bất động sản ở phân khúc nhà cho thuê, văn phòng, trung tâm thương mại. Và điều quan trọng là chưa biết được dịch bệnh kéo dài tới thời gian nào.
“Dịch vụ lưu trú, văn phòng cho thuê là những phân khúc đang cực kỳ khó khăn của thị trường bất động sản. Những khó khăn này không phải một thời điểm ngắn mà kéo dài, ở trên diện rộng và chưa thể đánh giá được thiệt hại. Hiện tại chủ đầu tư cho thuê đã giảm giá nhưng không cứu vãn được” - ông Điệp nói.
Các dịch vụ vui chơi, ăn uống, giải trí, du lịch… hầu như đóng cửa điều này dẫn đến lượng diện tích cho thuê dư thừa trên thị trường. Loại hình văn phòng mở, văn phòng chia sẻ vốn trước đấy rất “hot” trên thị trường thì nay gần như tê liệt khi hạn chế tập trung đông người do dịch bệnh. Những ảnh hưởng này sẽ là trong dài hạn với thị trường bất động sản nó phụ thuộc vào mức độ phục hồi sau dịch bệnh của nền kinh tế, ông Điệp phân tích.
Ông Điệp đề nghị, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngay sau khi dịch bệnh được khống chế doanh nghiệp có thể khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cần có những chính sách giảm thuế, hoãn thuế, khoanh nợ… giúp doanh nghiệp có điều kiện khôi phục./.
Từ khóa: bất động sản cho thuê, bất động sản du lịch, văn phòng cho thuê, tiêu điều vì dịch bệnh, dịch Covid-19
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN