“Bánh mì say” - dịch bệnh kỳ lạ nhất ở Liên Xô
Cập nhật: 27/02/2021
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
VOV.VN - Vào đầu những năm 1930, một trận dịch bí ẩn xuất hiện ở Liên Xô, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Chỉ sau vài năm, các nhà khoa học mới xác định được nguyên nhân của căn bệnh kỳ lạ đó - một loài nấm làm cho bánh mì bị “say” là nguyên nhân gây ra thảm họa.
Các triệu chứng và sự lây lan
Như được công bố trong ấn phẩm “Nấm học hiện đại ở Nga”, do Yu T. Dyakov biên tập, căn bệnh bí ẩn này được mô tả lần đầu tiên vào đầu những năm 1930. Đó là các trường hợp đầu tiên của cái gọi là “viêm họng do nhiễm trùng” được ghi nhận ở vùng Urals, Kazakhstan và Siberia.
Lúc đầu, các bác sĩ đặt tên bệnh như vậy là vì từ bên họng, viêm amidan với dấu hiệu hoại tử biểu hiện rõ rệt, và khi đó amidan của bệnh nhân trông như giẻ bẩn, miệng có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị chảy máu nướu, miệng và mũi. Hầu hết những người bị bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng đều đã bị chết.
Theo tác giả Viktor Aniskov trong cuốn “Những hy sinh của làng: Giai cấp nông dân ở Siberia trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại”, về tỷ lệ tử vong, viêm amidan hốc mủ đứng thứ hai sau viêm não, thậm chí còn để lại bệnh sốt phát ban; khả năng gây chết đôi khi lên tới 100%. Số lượng bệnh nhân được ghi nhận nhanh chóng tăng từ vài trăm lên 25 nghìn người.
Địa bàn bệnh hoành hành cũng mở rộng - nếu như năm 1941, các triệu chúng đặc trưng được ghi nhận chỉ ở 5 nước cộng hòa, vùng lãnh thổ và khu vực của Liên Xô, thì đến năm 1944 - tại 33,174 địa phương. Các bác sĩ đã tìm ra bí mật của căn bệnh chết người này chỉ sau khi Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại kết thúc.
Con đường khám phá
Lúc đầu, như được chỉ ra trong ấn phẩm “Bệnh nhiễm độc cơ ở người và động vật trang trại” (Nhà xuất bản Viện Hàn lâm Khoa học Ukraine SSR, 1960), nhiều lý giải đã được trình bày về căn nguyên của bệnh rõ ràng là sai lầm, không được xác nhận bằng thí nghiệm và thực hành. Ví dụ, Giáo sư Reisler coi một căn bệnh bí ẩn là một dạng thiếu vitamin đặc biệt (“Vệ sinh thực phẩm”, Anatoly Reisler).
Những người ủng hộ giả thiết về chế độ dinh dưỡng kém là nguồn gốc của bệnh không xa sự thật và thực tế. Như đã biết, vào những năm 1930, một nạn đói khủng khiếp đã diễn ra ở nhiều nơi trên đất nước Xô viết. Vì những lý do hiển nhiên, thức ăn của người dân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại không thể được gọi là đủ dinh dưỡng.
Năm 1934, Giáo sư Davydovsky đã mô tả việc khám nghiệm tử thi của một con ngựa chết khi cho ăn ngũ cốc đã được ủ kỹ, ở một khu vực mà người ta bị “viêm họng do nhiễm trùng”. Hình ảnh bệnh lý và giải phẫu của con ngựa này đồng thời giống với hình ảnh “viêm họng nhiễm trùng” ở người và nhiễm độc stachybotriotoxicosis ở ngựa. Như Anatoly Kuznetsov đã chỉ ra trong ấn phẩm “Nấm học thú y”, nhiễm độc stachybotriotoxicosis là một bệnh gây độc cho động vật xảy ra khi cho ăn thức ăn bị ảnh hưởng bởi một chủng nấm độc của họ stachybotrys.
Nguyên do là nấm
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, người ta đã có thể phát hiện ra rằng dưới cái gọi là “viêm họng do nhiễm trùng” ẩn chứa một căn bệnh phức tạp liên quan đến nhiễm độc hệ tuần hoàn. Vào mùa xuân, những người bị hành hạ bởi nạn đói của những năm 1930 hoặc những năm chiến tranh, đi ra đồng và thu thập ngũ cốc chưa thu hoạch từ vụ thu hoạch trước. Nảy mầm, và quan trọng nhất, bị ảnh hưởng bởi một loại nấm nguy hiểm (Fusarium sporotrichioides, Fusarium poae), trong các loại ngũ cốc ẩn chứa tác nhân gây ra cái chết.
Loại nấm này, theo các tác giả của ấn phẩm “Bệnh tai mũi họng”, A. Drozdov và M. Drozdova, có chứa một chất rất độc có tên là noin. Ngay cả một lượng nhỏ noin cũng đủ để gây hoại tử mô. Đáng chú ý là độc tố này rất bền nhiệt, và vẫn giữ được độc tính của nó ngay cả sau khi bánh bánh mì được nướng trong lò. Năm 1945, khi bí mật về căn bệnh này được tiết lộ, người ta quyết định gọi nó là bệnh aleukia độc. Các bác sĩ hiện đại phân loại aleukia gây độc do nấm là nhiễm độc fusariotoxicosis.
Theo Galina Karpova và Marina Studyannikova, tác giả của ấn phẩm “Nguyên tắc chung về dinh dưỡng chức năng và phương pháp nghiên cứu tính chất của nguyên liệu thực phẩm”, ngộ độc với loại bánh mì này cũng do ngũ cốc bị nhiễm nấm Fusarium graminearum gây ra; ngộ độc nấm Fusariotoxicosis cũng là ngộ độc “bánh mì say”. Các triệu chứng đầu tiên của ngộ độc với ngũ cốc bị ô nhiễm tương tự như say rượu, đó là lý do tại sao Fusarium được gọi là “bánh mì say”.
Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc tương tự như say rượu và được đặc trưng bởi sự phấn khích, hưng phấn (cười, hát, ...), suy giảm khả năng phối hợp các cử động (đi không vững, …). Trong tương lai, sự phấn khích được thay thế bằng sự chán nản và mất sức. Những hiện tượng này thường đi kèm với rối loạn hoạt động của đường tiêu hóa - tiêu chảy, buồn nôn, … Khi sử dụng bánh mì nhiễm khuẩn kéo dài, bệnh thiếu máu và rối loạn tâm thần có thể phát triển.
Theo Karpova và Studyannikova, một lần tiêu thụ một sản phẩm nhiễm nấm Fusarium graminearum là đủ để phát triển các triệu chứng ngộ độc rượu nặng. Toàn bộ tổ hợp của các loài nấm Fusarium khác nhau có liên quan đến sự phát triển gây bệnh của Fusarium. Bệnh ảnh hưởng đến ngũ cốc trong thời kỳ sinh trưởng, trên các máy cắt và cuộn trên đồng ruộng, cũng như trong kho thóc khi ngũ cốc bị ướt và mốc. Bệnh này thường thấy nhất trên lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và lúa mạch. Về nhiều mặt, Fusarium là một loại bệnh ít gặp và khó nghiên cứu.
Trong những năm 1980, sự phát triển của bệnh do nhiễm Fusarium đã làm giảm lượng ngũ cốc bán ra thị trường từ 20-50%. Thực tế đòi hỏi một giải pháp ngay lập tức và để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học hàng đầu từ Nga, Ukraine và Belarus đã tham gia nghiên cứu. Kết quả thu được của các nhóm nghiên cứu cho phép phát triển các khuyến nghị và giải pháp về bảo vệ cây ngũ cốc khỏi nấm Fusarium.
Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến nguyên nhân gây ngộ độc “bánh mì say” vào cuối thế kỷ 19. Nhưng đến nay, vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để, và “bánh mì say” vẫn tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng. Không những vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng hóa chất trong các phương pháp trồng ngũ cốc hiện đại làm suy yếu khả năng miễn dịch của thực vật và cũng góp phần làm cho chúng bị dễ nhiễm nấm.
Các biện pháp để ngăn ngừa sự phát triển của ngộ độc thực phẩm là tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc bảo quản ngũ cốc, ngăn ngừa độ ẩm và nấm mốc, cũng như tăng cường văn hóa nông nghiệp và áp dụng các biện pháp nông nghiệp sạch bền vững dựa trên cơ sở khoa học hiện đại đã được chứng minh./.
Từ khóa: “Bánh mì say” - dịch bệnh kỳ lạ nhất ở Liên Xô, “viêm họng do nhiễm trùng”, nhiễm độc stachybotriotoxicosis, Fusarium
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN