Bánh giầy trong đời sống đồng bào Mông Tây Bắc
Cập nhật: 26/10/2019
VOV.VN -Được kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu nơi núi rừng, bánh giầy không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng dân tộc Tây Bắc và đồng bào Mông.
Với đồng bào Kinh miền xuôi, bánh giầy thường được làm trong các dịp lễ hội, tết nguyên đán, có hình tròn, tượng trưng cho trời, trong truyền thuyết Lang Liêu và là hoạt động gắn kết tình làng, nghĩa xóm trong những dịp sinh hoạt cộng đồng.
Nhưng với đồng bào dân tộc Mông Tây Bắc, bánh giầy thường được làm trong dịp tết truyền thống hoặc trong những dịp quan trọng như tết cơm mới, tết xuống đồng.
Ngày nay, bánh giầy còn được đồng bào Mông làm khi gia đình có công việc hệ trọng hoặc làm phục vụ thương mại, bán cho du khách khi về thăm và là nét đặc trưng của mỗi bản làng.
Đồng bào Mông sử dụng lá chuối rừng để làm lá đệm cho những chiếc bánh giầy.
Cối giã bánh giày được đồng bào sử dụng bằng những thân cây to, có độ cứng và độ dẻo dai để khi giã không bị vỡ.
Mỗi dịp như thế này, những người đàn ông là lực lượng chính đảm nhiệm những phần việc nặng nhọc như giã bánh, đưa cơm nếp vào cối...
Từ khóa: Bánh giầy, đồng bào Mông, Tây Bắc, dân tộc, Lai Châu
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN