Băn khoăn về sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp
Cập nhật: 25/09/2019
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia
VOV.VN -Nhiều ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá kỹ lưỡng cơ sở sửa đổi cũng như việc dùng một luật sửa hai luật với rất nhiều điều chứ không phải một số điều.
Chiều 17/9, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp,Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng về phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. (ảnh: Quochoi.vn) |
Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo luật dự kiến sửa đổi 34 điều của Luật Đầu tư và sửa đổi 66 điều của Luật Doanh nghiệp là khá lớn. Trong khi cả 2 luật này mới được sửa đổi toàn diện năm 2014, có hiệu lực từ 1/7/2015, thời gian thực thi luật chưa dài.
Ông Thanh cho rằng, trường hợp cần thiết sửa đổi, đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét cho phép tách dự án Luật này thành dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) để thuận lợi trong quá trình triển khai.
Cho rằng, luật không phải sửa đổi một số điều mà sửa rất nhiều điều, trong đó có nhiều chính sách rất mới, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt vấn đề: Ban soạn thảo đã rà soát, tổng kết đánh giá tác động của những quy định mới để thấy ưu việt so với luật hiện hành chưa, nhất là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả?
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị nên tách thành 2 luật, không nên để 1 luật như hiện nay.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng luật mới ban hành năm 2015, trong khi năm 2017 và 2018 nền kinh tế của đất nước tăng trưởng khá. Năm 2017 được gọi là kỳ tích, còn năm 2018 là tăng trưởng cao nhất trong 11 năm qua, vậy cơ sở nào đánh giá chưa đạt nên phải sửa đổi luật?
Do đó, Luật phải có thời gian thực hiện để đánh giá toàn xã hội, có độ trễ. Nếu quá trình hội nhập sâu rộng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế buộc phải sửa đổi thì cần lựa chọn một số điều cần thiết để sửa đổi, còn nếu sửa đổi toàn diện thì phải tách ra làm 2 luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định. (ảnh: Quochoi.vn) |
Đồng quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói: "Đăng ký sửa một sốđiều, xong đến khi trình ra Thường vụ và Quốc hội lại sửa toàn diện. Với mức độ sửa lớn như vậy, nên tách làm 2.Luật Đầu tư sửa đổi có điều đặc biệt là tất cả những khó khăn vướng mắc, Chính phủ gom hết vào. Đồng thời, xuất hiện Nghị định mới, nội dung sửa đổi đụng đến 50% số điều, đặc biệt đầu tư nước ngoài có nhiều thay đổi lớn. Với nội dung như vậy xứng đáng tách ra 1 dự án Luật độc lập để sửa toàn diện”.
Cũng trong chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2018./.
Hàng chục nghìn tỷ tiền thuế nợ không có khả năng thu ngân sách
“Quốc tế làm BOT có rơi vào tình trạng như ta không?”
Từ khóa: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư sửa đổi, doanh nghiệp
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN