Bài toán an ninh nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long (17/04/2021)
Cập nhật: 19/04/2021
Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây tấm "khiên sắt" gìn giữ biên cương
Hội chợ Tết 0 đồng - mang Tết ấm đến cho người khuyết tật và người yếu thế
- ĐBSCL có tiềm năng lợi thế rất lớn về sản xuất nông sản, không chỉ đối với Việt Nam mà còn nổi tiếng thế giới. Khu vực này cung cấp 95% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng thủy sản và 65% trái cây của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu và những hoạt động phía thượng nguồn cũng như nội tại đã gây ra 3 tác động cực đoan rất lớn về an ninh nguồn nước đối với khu vực này. Sự thay đổi mạnh mẽ chế độ mưa hàng năm, gia tăng triều cường vùng cửa sông và ven biển, cùng với gia tăng nhiệt độ đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do mặn xâm nhập. Đặc biệt tình trạng này đang trong giai đoạn cao điểm khi ĐBSCL bắt đầu bước vào mùa khô. Giải pháp nào cho an ninh nguồn nước tại ĐBSCL cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: PGS- TS Nguyễn Mai Đăng, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trường ĐH Thủy lợi và TS Đào Trọng Tứ - giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu. Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi VN.
Từ khóa: #nguon nuoc#ĐBSCL#
Thể loại: Thời sự
Tác giả:
Nguồn tin: VOV1