B-52 Mỹ sẽ đáng gờm như thế nào sau hiện đại hóa?
Cập nhật: 26/05/2020
Rộn ràng Lễ hội miền đá cổ Hang Chú (Sơn La)
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên tham gia thiện nguyện tại xã vùng sâu Đắk Lắk
VOV.VN - "Pháo đài tầng bình lưu" B-52 sẽ được hiện đại hóa và sử dụng đến thập kỷ 2050
Chiến binh không mỏi mệt
Máy bay ném bom chiến lược B-52 - “biểu tượng của Chiến tranh Lạnh”, còn được biết đến với cái tên thân mật là “anh bạn to béo xấu xí” (Big Ugly Fat Fellow - BUFF) - là một trong những chiếc máy bay già cỗi nhất của Không quân Mỹ, từng gây nợ máu trong chiến tranh Việt Nam, vùng Vịnh, ở Nam Tư, Syria và Afghanistan. Trong những tháng đầu tiên của Chiến dịch Tự do Bền vững (Operation Enduring Freedom), các máy bay ném bom chiến lược khác nhau chỉ thực hiện 20% tổng số lần xuất kích, nhưng đã sử dụng hơn 70% tổng số vũ khí.
Cùng với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bố trí trên đất liền và tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm, "pháo đài tầng bình lưu" BUFF của Không quân Chiến lược là một thành tố răn đe hạt nhân, gia nhập bộ ba hạt nhân từ những năm 1950. Năm 1989, Mỹ có hơn 400 máy bay ném bom, thì trong tương lai gần có thể có không quá 100 chiếc. Người Mỹ thường phàn nàn máy B-1B có mức độ sẵn sàng chiến đấu tương đối thấp; trong những năm gần đây, người ta cũng đã đề cập đến việc loại biên một số máy bay tàng hình B-2 vì chúng quá đắt.
B-52 - "pháo đài tầng bình lưu" của Không quân Mỹ; Nguồn: wikipedia.org |
Trong bối cảnh phát triển mới B-21 gặp nhiều khó khăn, cựu binh B-52 có thể không chỉ là máy bay ném bom chiến lược chính, mà là duy nhất của Mỹ - hiện Không quân nước này có 76 máy bay loại này từ con số 744 chiếc được chế tạo trong nhiều năm qua và theo giới chức Không quân Mỹ, chúng sẽ tiếp tục hoạt động cho đến những năm 2050, vượt qua cột mốc 100 năm có trong biên chế, sau khi qua hiện đại hóa để đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh thế kỷ 21.
Các nội dung hiện đại hóa
Trên thực tế, B-52H có tám động cơ phản lực Pratt & Whitney TF33-P/103 - những động cơ đã được lắp đặt trong thập niên 60 cực kỳ thành công vào thời điểm đó. Chúng đảm bảo cấp tốc độ bay và bán kính chiến đấu ngang ngữa các loại máy bay mới hơn thuộc loại này, nhưng việc sử dụng tám động cơ trong một nền tảng ngày nay hầu như không phải là một giải pháp hiện đại và bản thân các động cơ đã lỗi thời.
Không có gì đáng ngạc nhiên, vào năm 1996, một dự án để trang bị lại cho B-52 bốn động cơ Rolls Royce RB211 534E-4 đã được đưa ra (nhưng không bao giờ được thực hiện). Ngày 19/5/2020, Không quân Mỹ đã công bố yêu cầu đề xuất mở một cuộc thi mới. Trước đây, việc tham gia đấu thầu cung cấp 608 động cơ có Tập đoàn GE Hàng không, Pratt & Whitney và Rolls-Royce. GE có thể chọn giữa động cơ CF34 hoặc Passport (hoặc cả hai phương án). P & W cung cấp PW800 và Rolls-Royce cung cấp F130.
Tháng 9 năm ngoái, Rolls-Royce của Anh đã thực hiện các thử nghiệm đầu tiên về động cơ phản lực F130 cho B-52, được phát triển dựa trên BR725, là một biến thể của Rolls-Royce BR700. Động cơ F130 có lực đẩy tương đương với TF33; đáng chú ý là, mặc dù có kế hoạch ban đầu giảm số lượng động cơ, tùy chọn thay thế trực tiếp chúng (ít nhất là cho đến gần đây) vẫn được ưa chuộng hơn. Đồng thời, tầm hoạt động của máy bay vẫn tăng khoảng 20-40%: hiện nay, bán kính chiến đấu của máy bay là 7.200 km, đủ để thực hiện phần lớn nhiệm vụ chiến đấu.
Màn hình hiển thị trong buồng lái B-52 được cho là quá lạc hậu; Nguồn: topwar.ru |
Thực tế là các phi công của Không quân Mỹ đã yêu cầu "buồng lái kính" hiện đại, bao gồm các màn hình lớn hiển thị thông tin cơ bản. Họ cũng phàn nàn các hệ thống phóng hỗ trợ B-52 đã lỗi thời, và việc đặt thiết bị ngắm dưới cánh phải không hoàn toàn thành công, làm giảm tầm nhìn của phi hành đoàn. Nhiều khả năng, phiên bản mới của máy bay ném bom chiến lược các bất cập này sẽ được khắc phục.
Màn hình LCD đủ màu, máy tính được cập nhật và một số đường liên lạc mới đang được triển khai thông qua chương trình Công nghệ mạng thông tin chiến đấu (Combat Network Communication Technology program). Việc nâng cấp sẽ cho phép B-52 truyền phát dữ liệu thời gian thực, cung cấp thông tin tình báo và cập nhật kế hoạch nhiệm vụ. Cho đến nay, 60 trong số 76 máy bay đã nhận được sửa đổi. Không quân cũng đang bổ sung Liên kết 16 theo tiêu chuẩn NATO cho B-52, với các thử nghiệm bay dự kiến vào giữa năm 2020. Sau đó, sẽ bổ sung thêm liên kết dữ liệu cho Hệ thống Mục tiêu Người dùng Di động của Hải quân (Navy’s Mobile User Objective System).
Phiên bản cập nhật sẽ có thể sử dụng vũ khí mới. Một trong những cải tiến đáng chú ý nhất là khả năng sử dụng thiết bị ngắm bắn tỉa tiên tiến (Sniper Advanced Targeting Pod), giúp máy bay trở thành một “thợ săn” thực sự đối với các mục tiêu mặt đất. Bom JDAM dẫn đường bằng vệ tinh kinh tế về giá thành cũng góp phần để thực hiện nhiệm vụ này. Ở vai trò “cánh tay dài” (ít nhất là ở cấp chiến thuật) có tên lửa AGM-158 JASSM mới - máy bay có thể được gắn tới 12 quả.
B-52 được nâng cấp sẽ nhận được tên lửa hạt nhân hành trình mới, hợp đồng phát triển hiện tại có giá trị 250 triệu USD, là hệ thống vũ khí mới về cơ bản và sẽ có độ chính xác 3-5m, tầm bay ít nhất 3.000-3.500km. Năm ngoái, đã xuất hiện vũ khí nguy hiểm nhất của B-52 - tên lửa siêu thanh thuộc chương trình Vũ khí Phản ứng Nhanh Phóng từ Trên không (Air Launched Rapid Response Weapon - ARRW) hoặc AGM-183A - là tên lửa nhiên liệu rắn có vai trò chia tách đầu đạn siêu thanh gắn động cơ bổ trợ, theo thông tin không chính thức - tốc độ có thể đạt Mach 20.
Gần như không có nghi ngờ việc tên lửa sẽ được trang bị, chỉ còn một câu hỏi quan trọng - một chiếc B-52-Stratofortress hiện đại hóa có thể mang theo bao nhiêu tên lửa loại này? Được biết, B-1B sẽ có thể mang tới 31 ARRW, rất có khả năng, B-52 có thể mang cùng số lượng hoặc ít hơn một chút. B-52 cũng dự kiến sẽ có được Tên lửa Tầm xa Ngoài đường Chân trời (Long Range Standoff Missile - LRSO) hiện đang được phát triển, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, hoặc Tên lửa Hành trình Phóng từ Trên không (Air-Launched Cruise Missile - ALCM), để thay thế tên lửa AGM-86B.
Sau hiện đại hóa, B-52 sẽ còn đáng gờm hơn nhiều; Nguồn: popularmechanics.com |
Cùng với ALCM được thiết kế mới là một đầu đạn được thiết kế mới, có ký hiệu W80-4, hiện đang trong giai đoạn thiết kế ban đầu và đây lần đầu tiên sau 30 năm, hai dự án đã được thực hiện song song. W80-4 được sản xuất đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao vào năm tài chính 2025, với việc hoàn thành việc sản xuất vào năm 2031. Chi phí dự kiến sẽ dao động trong khoảng từ 6,7-10,3 tỷ USD giữa năm tài chính 2018 và năm 2032; tuy nhiên, chương trình đầu đạn đã mất 120 triệu USD do sự chậm trễ liên quan đến các Nghị quyết liên tục kể từ năm tài chính 2016.
Lockheed Martin và Raytheon hiện đang ký hợp đồng trị giá 900 triệu USD như là một phần của giai đoạn giảm thiểu rủi ro công nghệ kéo dài bốn năm rưỡi để thiết kế vũ khí mới. Trong năm tài chính 2022, Không quân có kế hoạch lựa chọn các thiết kế dự định tích hợp vũ khí với các máy bay ném bom có khả năng hạt nhân - B-52, B-2 và B-21 - với kế hoạch dự kiến thử nghiệm dã ngoại lần đầu tiên vào cuối những năm 2020.
Theo kế hoạch hiện đại hóa lên chuẩn B-52J, BUFF sẽ được trang bị radar mảng quét điện tử chủ động mới để thay thế hệ thống AN/APQ-166 hiện tại của Northrop Grumman. Radar mới dựa trên APG-79 và APG-82 của Raytheon sẽ tăng cự ly và số lượng mục tiêu mà B-52 có thể phát hiện. Các thử nghiệm mặt đất và bay đầu tiên có thể diễn ra sớm nhất là vào năm 2023. Không quân đang muốn hiện đại hóa các hệ thống phòng thủ BUFF, thay thế chức năng cho hệ thống đối phó điện tử (Electronic CounterMeasures - ECM) hiện hữu ALQ-172, hoặc, sẽ giúp giải quyết các vấn đề về lỗi thời và tăng độ tin cậy mà không cần nâng cấp tính năng của nó./.
Từ khóa: "Pháo đài tầng bình lưu", B-52, Không quân Chiến lược Mỹ, “biểu tượng của Chiến tranh Lạnh”, BUFF
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN