Áp lực lên tỷ giá của Việt Nam năm 2019 sẽ giảm?
Cập nhật: 25/09/2019
Petrovietnam quyết tâm hoàn thành Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027
Điện Biên hướng tới mục tiêu trở thành "thủ phủ mắc ca" của cả nước
VOV.VN -Áp lực lên tỷ giá của Việt Nam năm 2019 được dự báo giảm do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo.
Cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa qua đã quyết định điều chỉnh lãi suất sẽ được tăng thêm 0,25%, lên mức 2,25-2,5%. Vấn đề đặt ra là, việc tăng lãi suất đồng USD tại Mỹ sẽ có tác động thế nào đến tỷ giá của Việt Nam, đặc biệt là năm 2019 tỷ giá USD/VND sẽ có chiều hướng thế nào? Theo các phân tích của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và củaCông ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì áp lực lên tỷ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo.
Tỷ giá của Việt Nam sẽ ra sao?
Dự báo áp lực lên tỷ giá của Việt Nam năm 2019 sẽ giảm |
BVSC phân tích rằng, việc giữ cho VND không bị mất giá quá mạnh được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện chủ yếu qua việc rút bớt thanh khoản ra khỏi hệ thống ngân hàng, tạo sự khan hiếm VND, qua đó bảo vệ giá trị của đồng nội tệ.
Về triển vọng năm 2019, BVSC dự báo: mặc dù FED sẽ tiếp tục lộ trình tăng lãi suất nhưng về cơ bản, tần suất tăng sẽ ít dần. Trên cơ sở đó, BVSC cho rằng áp lực đối với VND trong năm 2019 sẽ không nhiều như năm 2018.
Tuy vậy, BVSC nhận định sự thận trọng là cần thiết nên NHNN nhiều khả năng vẫn sẽđiều hành thanh khoản theo hướng chặt chẽ, khó có khả năng tiền Đồng được đẩy ra thị trường quá nhiều như nửa đầu năm 2018.
Số liệu do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố cho thấy, tỷ giá trung tâm VND/USD cuối năm 2018 đã tăng khoảng 1,5% so vớiđầu năm, tỷ giá NHTM tăng khoảng 2,8% và tỷ giá thị trường tự do tăng khoảng3,5% so với đầu năm.
Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ giá trong nước tăng, theo Ủy ban này, là do tác động từ yếu tố quốc tế, vì chỉ số USD index tăng khoảng 5% so với đầu năm, tăng 9%so với mức đáy hồi tháng 2/2018. Đồng thời, đối với nguyên nhân trong nước thì yếu tố cơ bản là tỷ giá vẫnchịu áp lực từ phía lạm phát song lại được hỗ trợ tích cực từ phía cân đối cungcầu ngoại tệ.
Sang năm 2019, theo dự báo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, áp lực lên tỷ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trongnước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo. Đó là, khả năngUSD sẽ không tăng nhiều thậm chí có thể suy yếu hơn; Lạm phát trong nướccó khả năng kiểm soát khoảng 4% do giá hàng hóa thế giới tăng không lớn, áplực lên tỷ giá giảm bớt.
Fed sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2019 và 2020
Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc tăng lãi suất lần cuối tháng 12 này của Fed trên thực tế đã được dự báo từ trước. Điều nhà đầu tư chờ đợi lànhững thông điệp FED đưa ra sau cuộc họp lần này. Cụ thể, mức dự báo trung vị về lãi suất của FED vào cuối năm 2019 và 2020 lần lượt là 2,9% và 3,1% - thấp hơn so với mức 3,1% và 3,4% trong dự báo của FED hồi tháng 9/2018. Đồng thời, mức lãi suất “trung tính” (neutral rate) cũng được FED dự kiến ở mức 2,8% thay cho mức 3% trước đây. Điều này hàm ý mức lãi suất vào cuối chu kỳ tăng của FED có thể còn vượt mức lãi suất trung tính.
BVSC cho rằng những ước tính của FED về các mức lãi suất mới trong thời gian tới có phần kém “nới lỏng” hơn so với bài phát biểu của chủ tịch FED hồi cuối tháng 11/2018.
Lý do FED vẫn quyết định tăng lãi suất trong tháng 12 và dự kiến sẽ còn tăng khoảng 2 lầnnữa trong năm 2019 và 1 lần nữa trong năm 2020 chủ yếu xuất phát từ thực trạng của kinh tế Mỹ hiện nay (FED đánh giá tăng trưởng của Mỹ hiện là mạnh mẽ.
Các chuyên gia của BVSC cho rằng, bằng quyết định tăng lãi suất đêm qua, FED cho thấy cơ quan này hiện vẫn chú trọng mục tiêu hạ nhiệt dần nền kinh tế, đưa tăng trưởng của Mỹ về mức tiềm năng, tránh một cú “hạ cánh cứng”.
Mặc dù FED đã đưa ra lộ trình tăng lãi suất trong thời gian tới, nhưng BVSC cho rằng, cácbước đi tiếp theo của FED sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế hàng tháng, hàng quý của Mỹ chứ không nhất thiết phải “cứng nhắc” đi theo lộ trình đã vạch sẵn. Nếukinh tế Mỹ sẽ bướcvào pha suy giảm chậm nhất trong nửa đầu năm 2020,thì đỉnh lãi suất của FED có thể sẽ rơi vào cuối năm 2019, đầu năm 2020. Sau đó, FED có thể sẽ xem xét cắt giảm lãi suất trở lại trong nửa cuối năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế. Thực chất, việc FED liên tiếp tăng lãi suất cũng chính là tạo không gian chính sách (policy space) khi kinh tế Mỹ rơi vào pha suy giảm./.
Từ khóa: fed tăng lãi suất, tỷ giá, áp lực tỷ giá 2019, tỷ giá vnd/usd, ty gia nam 2018,
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN