7 dấu hiệu ở chân cho thấy lượng đường trong máu cao
Cập nhật: 16/08/2022
VOV.VN - Bệnh tiểu đường có thể gây ra 2 vấn đề ở bàn chân là bệnh thần kinh do tiểu đường và bệnh mạch máu ngoại vi. Sau đây là một số triệu chứng tiểu đường cần lưu ý ở bàn chân.
Đau, ngứa ran, tê ở ngón chân và bàn chân: Bệnh thần kinh do tiểu đường gây ra thường làm tổn thương các dây thần kinh ở chân và bàn chân. Đó là lý do xuất hiện các triệu chứng bao gồm đau, tê ở chân, bàn chân và bàn tay. Ngoài ra, nó có thể gây ra các vấn đề với hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, mạch máu và tim. Trong khi một số người chỉ bị với các triệu chứng nhẹ, có những người có các triệu chứng gây đau đớn và suy nhược.
Loét chân: Nói chung, vết loét ở chân được đặc trưng bởi vết nứt trên da hoặc vết loét sâu. Loét bàn chân do tiểu đường là một vết thương hở phổ biến ở khoảng 15% bệnh nhân tiểu đường và chủ yếu được tìm thấy ở phần dưới của bàn chân. Trong trường hợp nhẹ, vết loét ở chân có thể khiến da bị mòn, còn trong trường hợp nặng có thể phải cắt cụt chân. Theo các chuyên gia, điều cốt yếu là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ngay từ sớm.
Nấm da chân: Tổn thương dây thần kinh do bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng ở chân, bao gồm cả bệnh nấm da chân. Bệnh nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng do nấm dẫn đến ngứa, mẩn đỏ và nứt nẻ. Nó có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bàn chân và có thể sẽ cần dùng thuốc để loại bỏ nấm gây nhiễm trùng.
Bắp hoặc vết chai: Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra các vết chai sần. Trong khi bắp là sự tích tụ của lớp da cứng gần khu vực xương của ngón chân hoặc giữa các ngón chân, thì mô sẹo là sự tích tụ của lớp da cứng ở mặt dưới của bàn chân..
Vết chai thường do giày không vừa vặn hoặc do vấn đề về da, là kết quả của áp lực từ giày cọ vào ngón chân của bạn hoặc gây ra ma sát giữa các ngón chân của bạn.
Nhiễm nấm móng chân: Những người bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng nấm gọi là nấm móng, thường ảnh hưởng đến móng chân. Điều này dẫn đến móng chân bị đổi màu (nâu vàng hoặc đục), dày và dễ gãy. Trong một số trường hợp, móng có thể tự tách ra khỏi ngón tay, hoặc bị vỡ vụn.
Hoại thư: Vì bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho ngón tay và ngón chân của bạn, do đó nó có thể dẫn đến hoại thư. Hoại thư xảy ra khi dòng máu bị ngắt và mô chết đi. Điều này thậm chí có thể làm tăng khả năng bị cắt cụt chi.
Dị tật chân: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương dây thần kinh và cũng làm suy yếu các cơ ở bàn chân và dẫn đến các vấn đề biến dạng chi như "bàn chân móng vuốt".../.
Từ khóa: bệnh tiểu đường, nhìn chân đoán bệnh tiểu đường, triệu chứng bệnh tiểu đường, nguyên nhân bệnh tiểu đường, điều trị bệnh tiểu đường
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN