6 bộ phim Trung Quốc có chi phí sản xuất "khủng"

Cập nhật: 2 ngày trước

VOV.VN - Các bộ phim Trung Quốc thường được đầu tư mạnh vào diễn viên, đạo diễn, trang phục, địa điểm quay và các yếu tố sản xuất khác để đảm bảo chất lượng và thu hút khán giả. Võ Mỹ Nương truyền kỳ, Lang Gia Bảng, Tam Quốc hay Thượng Dương Phú là những bộ phim Trung Quốc có chi phí sản xuất rất lớn.

Những bộ phim truyền hình Trung Quốc với cốt truyện hấp dẫn, trang phục đẹp mắt và kỹ thuật quay phim xuất sắc, đều có kinh phí sản xuất rất đắt đỏ. Ngân sách sản xuất lớn không chỉ dành cho việc tạo ra các trang phục đẹp mắt phản ánh thời đại một cách chân thực, mà còn cho việc sử dụng các công nghệ hiện đại như kỹ xảo, kỹ thuật quay phim và âm thanh. Điều này giúp tăng tính hấp dẫn của bộ phim và thu hút nhiều người xem. Dưới đây là 6 bộ phim Trung Quốc có chi phí sản xuất cực "khủng".

Nirvana In Fire (Lang Gia Bảng)

Lang Gia Bảng là một bộ phim cổ trang - lịch sử Trung Quốc phát sóng năm 2015, được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hải Yến.

Nhận được nhiều lời khen từ giới phê bình, bộ phim này đã thu hút hơn 100 triệu lượt phát trực tuyến vào ngày thứ hai phát sóng và nhận được hơn 3,3 tỷ lượt xem trên nền tảng iQIYI trong tập cuối cùng.

Lang Gia Bảng đã đoạt giải Phim truyền hình xuất sắc nhất tại giải Phi thiên và đạo diễn Khổng Sênh cũng giành được giải Đạo diễn xuất sắc nhất. Tổng cục Phát thanh Truyền hình Quốc gia (Trung Quốc) vinh danh Lang Gia Bảng là một trong 20 bộ phim truyền hình nổi bật nhất năm 2015 do Cục Quản lý Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Nhà nước (SARFT) vinh danh.

Chi phí sản xuất bộ phim Lang Gia Bảng ước tính khoảng 110 triệu Nhân dân tệ (16,9 triệu USD vào năm 2015).

The Dream of Red Mansions (Hồng lâu mộng)

Hồng lâu mộng là một series truyền hình của Trung Quốc năm 2010 do Han Sanping sản xuất và Lý Thiếu Hồng đạo diễn. Đây là một trong những series truyền hình Trung Quốc đắt nhất từng được thực hiện, với kinh phí 118 triệu Nhân dân tệ (tương đương 17,55 triệu USD vào năm 2010).

Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu, Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng 8 năm.

All Men Are Brothers (Tân Thủy hử)

Tân Thủy hử là một bộ phim truyền hình Trung Quốc do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất và phát hành vào năm 2011, dựa theo Tiểu thuyết cùng tên của Nhà văn Thi Nại Am của văn học cổ điển Trung Quốc.

Nội dung bộ phim miêu tả lại Trung Quốc thời kỳ cuối đời nhà Bắc Tống. Tống Huy Tông là một vị vua hồ đồ khiến nhân dân sống cảnh lầm than, cơ cực.

Phim đã được đón nhận nồng nhiệt và nhận được nhiều giải thưởng tại Giải thưởng Phim truyền hình Trung Quốc lần thứ 3 như Phim truyền hình hay nhất, Nhạc phim gốc hay nhất, Nhân vật xuất sắc nhất cho Zhang Hanyu và Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất cho Bobo Gan.

Chi phí sản xuất bộ phim Tân Thủy hử khoảng 130 triệu Nhân dân tệ (khoảng 20,6 triệu USD vào năm 2011).

Three Kingdoms (Tam Quốc)

Tam Quốc là một bộ phim truyền hình Trung Quốc do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất và phát hành vào năm 2010, dựa theo Tiểu thuyết cùng tên của Nhà văn La Quán Trung của văn học cổ điển Trung Quốc. Bộ phim được sản xuất với kinh phí khoảng 164 triệu Nhân dân tệ (tương đương 23 triệu USD). Bộ phim khởi quay vào tháng 9/2008 sau 5 năm chuẩn bị.

Nội dung bộ phim dựa trên các sự kiện lịch sử vào thời cuối Triều Đông Hán và thời kì Tam Quốc, cũng như tiểu thuyết thế kỉ 14 Tam Quốc chí của Nhà văn La Quán Trung và các câu chuyện khác về thời kì này.

Empress of China (Võ Mỵ Nương truyền kỳ)

Võ Mỵ Nương truyền kỳ là một bộ phim truyền hình lấy bối cảnh nhà Đường thế kỷ VII và VIII. Phạm Băng Băng là nhà sản xuất đồng thời là diễn viên chính trong vai Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Võ Mỵ Nương truyền kỳ vén bức màn bí mật xung quanh cuộc đời của nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa Võ Tắc Thiên từ lúc nhập cung năm 14 tuổi cho tới khi trở thành bà lão 82 tuổi. Bên cạnh đó, phim cũng tái hiện những âm mưu chính trị, tranh đoạt quyền lực chốn thâm cung.

Đây là sản phẩm truyền hình thứ ba của Fan Bingbing Studio với kinh phí hơn 320 triệu Nhân dân tệ (khoảng 49,1 triệu USD vào năm 2015).Võ Mỵ Nương truyền kỳ được cho là bộ phim truyền hình có kinh phí đắt nhất của Trung Quốc. Võ Mỵ Nương truyền kỳ có rating cao nhất trong năm 2014 tại Trung Quốc và trở thành bộ phim cung đấu ăn khách nhất trong năm 2014.

The Rebel Princess (Thượng Dương Phú)

Thượng Dương Phú là một bộ phim truyền hình dài 68 tập, lấy đề tài cung đấu, quyền mưu, do Hầu Vịnh phối hợp chỉ đạo. Bộ phim được chuyển thể của tiểu thuyết Đế Vương Nghiệp của Mị Ngữ Giả. Bộ phim có sự tham gia của dàn diễn viên tên tuổi và kì cựu như Chương Tử Di, Châu Nhất Vi, Vu Hòa Vỹ, Triệu Nhã Chi, Huệ Anh Hồng, Viên Hoằng, Dương Hựu Ninh, Tả Tiêu Thanh, Lưu Vân, Hải Linh.

Thượng Dương Phú xoay quanh quá trình Vương Huyên (Chương Tử Di đóng) từ cô gái ngây thơ thành người quyền lực trong triều. Nàng vốn có mối tình đầu trong sáng với hoàng tử Tử Đạm (Dương Hựu Ninh) nhưng vì đấu đá ở triều đình, trở thành quân cờ trong tay cha, bị ép cưới chàng trai xuất thân bần hàn Tiêu Kỳ (Chu Nhất Vi). Đêm tân hôn, Tiêu Kỳ bị buộc rời khỏi nhà còn Vương Huyên bị bắt cóc.

Thượng Dương Phú được coi là bộ phim truyền hình Trung Quốc đắt nhất tính tới thời điểm hiện tại, với chi phí sản xuất lên tới hơn 700 triệu Nhân dân tệ (khoảng 110 triệu USD vào năm 2021).

Từ khóa: trung quốc, trung quốc,tam quốc,võ mỵ nương truyền kỳ,phim,cung đấu,hồng lâu mộng,thượng dương phú,tân thủy hử,Lang Gia Bảng,diễn viên,chi phí,sản xuất,phim trung quốc

Thể loại: Văn hóa - Giải trí

Tác giả: mai trang/vov.vn

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập