Có nhiều bệnh nhiễm trùng gia tăng khi trời trở gió. Khi điều kiện khí hậu trở nên thuận lợi, không còn nóng bức cũng là lúc một số bệnh nhiễm trùng xuất hiện. Sau đây là một số căn bệnh dễ gặp phải và cách phòng tránh.
Sốt rét: Bệnh sốt rét là do ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Có 2 thể sốt rét phổ biến ở nước ta là Vivax và Falciparum. Sốt rét gây nhiễm trùng nặng ở một số người, nghiêm trọng đến mức gây tử vong. Các triệu chứng là sốt kèm theo ớn lạnh và rùng mình, nhức đầu; thông thường, cơn sốt được biết là theo chu kỳ và bệnh nhân vẫn ổn giữa các đợt sốt. Biện pháp ngăn ngừa tránh bệnh sốt rét: mặc quần áo dài tay; phun sương, dọn dẹp và tránh tích tụ nước để ngăn chặn nơi sinh sản của muỗi.
Sốt xuất huyết: Được đặc trưng bởi sốt, ớn lạnh, nhức đầu dữ dội và đau nhức cơ thể. Sốt xuất huyết có thể làm giảm tiểu cầu và gây mất nước dẫn đến các biến chứng. Sốt gần như liên tục và chỉ giảm khi dùng thuốc như paracetamol. Phòng ngừa cũng tương tự như phòng sốt rét, tuy nhiên, muỗi sốt xuất huyết rất ưa nước ngọt tù đọng, vì vậy các dụng cụ chứa nước cần được đậy kín và sàng lọc định kỳ.
Leptospirosis: Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do xoắn khuẩn Leptospira gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường da, niêm mạc. Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong đất một thời gian dài, và lây nhiễm cho các động vật khác. Các động vật nhiễm có thể không có các biểu hiện lâm sàng, đồng thời chúng tiếp tục đào thải vi khuẩn qua nước tiểu. Người nhiễm Leptospira khi có tiếp xúc với nước tiểu của động vật nhiễm Leptospira. Hoặc có tiếp xúc với nguồn nước bẩn có nhiễm Leptospira từ động vật. Vi khuẩn xâm nhập vào người qua chỗ xước xát trên da, niêm mạc. Bệnh phát triển trong mùa mưa, khi xoắn khuẩn lưu hành theo dòng nước. Bệnh gây đau đầu dữ dội, nôn mửa, chảy máu, tiểu ít và vàng da ở dạng nặng.
Phòng ngừa Leptospirosis như sau tránh đi bộ trong nước bị ô nhiễm, tốt nhất là nên đi ủng che chân. Trong trường hợp bị phơi nhiễm, phải rửa chân và bàn chân đúng cách bằng xà phòng và gặp bác sĩ để được kê liều thuốc phòng ngừa.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Cúm và các bệnh nhiễm virus đường hô hấp khác gia tăng do khí hậu ẩm ướt. Các triệu chứng thường là cảm lạnh, ho, sốt và các triệu chứng khác như đau đầu. Chuyên gia cho biết, tình trạng này thường trở nên tồi tệ hơn ở những bệnh nhân bị dị ứng và hen suyễn. Các phòng ngừa gồm tránh nơi đông người, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay và vệ sinh, tiêm phòng cúm hàng năm để giảm nguy cơ nhiễm trùng
Nhiễm trùng dạ dày-ruột: Nhiễm trùng dạ dày – ruột gây nôn mửa, đi tiêu lỏng và vàng da, tùy thuộc vào nguyên nhân. Nguyên nhân bởi nguồn thực phẩm, nước bị ô nhiễm. Nó cũng có thể do virus gây ra, bao gồm cả những virus gây vàng da như viêm gan A & E. Trong số các vi khuẩn, phổ biến là do E. Coli và những vi khuẩn khác như vi khuẩn thương hàn. Cách phòng ngừa: tránh thức ăn ven đường, uống nước đun sôi, rửa tay trước khi ăn, bảo quản thực phẩm, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ…
Từ khóa: phòng mạch online, tư vấn sức khỏe online, tư vấn sức khỏe, tư vấn sức khỏe miễn phí, bệnh nhiễm trùng, các căn bệnh nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng mùa mưa, sốt xuất huyết, sốt rét, Leptospirosis là gì, Nhiễm trùng đường hô hấp, Nhiễm trùng dạ dày-ruột, sốt rét nguy hiểm không, điều trị sốt xuất huyết,dễ mắc , ít người biết