12 khoảnh khắc thời trang mang tính biểu tượng trong lịch sử các kỳ Olympic
Cập nhật: 05/08/2021
After devastating flash floods, villagers get new homes in resettlement area
Những hình ảnh ấn tượng tại đêm chung kết Hoa hậu Đồng bằng sông Cửu Long 2024
VOV.VN -Những vận động viên thể thao đã say mê sáng tạo, khoác lên mình những bộ cánh trở thành biểu tượng của thời trang tại các kỳ Thế vận hội.
Kể từ Thế vận hội hiện đại lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1896 đã cho chúng ta thấy một loạt khoảnh khắc đáng nhớ của các vận động viên. Các quy tắc trong thể thao rất nghiêm ngặt, nhưng quy định về trang phục thì không giới hạn. Vì vậy, những vận động viên thể thao đã say mê tự do sáng tạo, khoác lên mình những bộ cánh trở thành biểu tượng của thời trang tại các kỳ Olympic. Dưới đây là 12 khoảnh khắc thời trang ấn tượng nhất trong lịch sử các kỳ Thế vận hội.
Cathy Freeman (đội tuyển Australia), Olympic năm 2000
Khi Cathy Freeman bước ra trong bộ đồ thể thao tại Thế vận hội Sydney 2000, cô ấy còn cách 400m nữa để làm nên lịch sử. Cô khoác lên mình bộ đồ kết hợp ba màu xanh, xám, vàng của Nike, cùng một chiếc mũ trùm rất tân tiến trong cuộc thi. Sự đổi mới của thời trang gói gọn trong một bộ trang phục, với những thay đổi về chất liệu vải riêng biệt để phù hợp với tốc độ của Freeman. Nhờ vậy, cô đã mang về huy chương vàng tại Olympic năm 2000.
Edwin Moses (đội tuyển Mỹ), Olympic năm 1988
Khoảnh khắc cái tên Edwin Moses được ghi danh vào lịch sử Thế vận hội là khi anh xuất hiện trên đường chạy với vẻ ngoài hào nhoáng, quyến rũ khi đeo lên mình những phụ kiện lấp lánh. Tuy khá hiếm thấy các vận động viên nhưng có lẽ chính những món đồ này đã giúp chàng trai người Mỹ giành huy chương đồng hạng mục điền kinh ở Olympic năm 1988.
Florence Griffith-Joyner (đội tuyển Mỹ), Olympic năm 1988
Trở thành người phụ nữ nhanh nhất thế giới là một thành tích đáng kinh ngạc, nhưng Flo-Jo (đội tuyển Mỹ) chưa bao giờ quên đi cội nguồn gốc rễ của mình. Bộ móng sơn hình ngôi sao cùng trang phục chạy thực sự đã nói lên quan điểm của nữ vận động viên: "Mặc đẹp sẽ khiến bạn đẹp hơn. Và đẹp hơn sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Tinh thần tốt sẽ giúp bạn chạy nhanh hơn.”
Niconner Alexander (đội tuyển Cộng hoà Trinidad và Tobago), Olympic năm 2000
Tham dự đường đua tiếp sức 4 x 100m tại Thế vận hội năm 2000, vận động viên Niconner Alexander gây ấn tượng với cặp kính râm độc đáo, mới lạ. Anh đã hoàn thành phần thi trong trang phục màu đỏ của Reebok.
Đội tuyển bơi nghệ thuật Brazil, Olympic năm 2012
Tại Thế vận hội năm 2012, hai vận động viên bơi lội của đội tuyển Brazil là Lara Teixeira và Nayara Figueira đã khiến khán giả trầm trồ khi thi đấu trong những bộ quần áo lấy cảm hứng từ giải phẫu học.
Bộ cánh được thêu hình bộ xương ở phía sau và hệ thống thần kinh ở phía trước. Cùng với đó, các vận động viên đội chiếc mũ được thiết kế giống như một bộ não hoàn thiện bộ cánh này.
Đội tuyển Nhật Bản, Olympic năm 2000
Tại Thế vận hội Sydney năm 2000, Nhật Bản đã hân hoan xuất hiện với những chiếc áo choàng cầu vồng tại lễ khai mạc. Đây là một hình ảnh rất khác biệt so với những bộ vest thông thường và những bộ trang phục thường mặc của các đội khi ra mắt.
Được nhuộm theo nhiều biến thể, nhóm nghiên cứu có kính vạn hoa khi họ băng qua sân vận động. Với trang phục được nhuộm nhiều màu, đội tuyển Nhật rực rỡ như chiếc kính vạn hoa khi diễu hành tại sân vận động
Katarina Witt (đội tuyển Đức), Olympic năm 1988
Ngoài điền kinh, các vận động viên trượt băng nghệ thuật cũng sở hữu những bộ trang phục đáng chú ý. Bộ trang phục lông vũ mà Witt mặc tại Thế vận hội Olympic mùa đông Calgary ở Canada đã gây tranh cãi vì không phần váy. Trên thực tế, phản ứng dữ dội đã dẫn đến sự ra đời của "quy tắc Katarina", trong đó tất cả các nữ vận động viên tham gia phải mặc váy dài đủ che đùi và phần sau. Quy định lỗi thời này chỉ bị thu hồi vào năm 2003.
Michelle Kwan (đội tuyển Mỹ), Olympic năm 1998
Michelle Kwan giành huy chương bạc vòng thi trượt băng tự do của nữ ở Thế vận hội mùa đông được tổ chức tại Nhật Bản trong trang phục thanh lịch và đơn giản. Đây là một tác phẩm của Vera Wang. Michelle Kwan và nhà mốt thân thiết đến mức sau này, Vera Wang đã tự tay thiết kế chiếc váy cưới cho cô.
Đội tuyển Pháp, Olympic năm 1976
Nếu những bộ đồ này trông khá quen mắt thì chắc hẳn sắc xanh của chiếc mũ và áo choàng mà đội tuyển Pháp mặc tại lễ khai mạc thế vận hội mùa hè tại Canada chính là một nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế trang phục cho phần phim "Harry Potter và chiếc cốc lửa".
Debi Thomas (đội tuyển Mỹ), Olympic năm 1988
Là người đầu tiên diện trang phục bó sát khi tham gia trượt băng nghệ thuật nữ, Debi Thomas đã chọn một bộ cánh đính sequin lấp lánh cho phần thi của mình ở Calgary, Canada. Với màn trình diễn xuất sắc, cô trở thành vận động viên da đen đầu tiên giành được huy chương tại Thế vận hội mùa đông.
Tonya Harding (đội tuyển Mỹ), Olympic năm 1994
Những tranh cãi xoay quanh nữ vận động viên đã khiến bộ trang phục này của cô trường tồn với thời gian, trở thành một trong những tạo hình kinh điển được tái sử dụng cho Margot Robbie trong bộ phim “I, Tonya”.
Đội tuyển Đức, Olympic năm 2014
Những trang phục rực rỡ sắc màu này có thể được hiểu như một sự phản đối tinh tế đối với những vấn đề bài xích cộng đồng LGBT của nước chủ nhà Nga, bất chấp việc liên đoàn Đức phủ nhận điều này./.
Từ khóa: olympic, thế vận hội, thời trang thể thao, thời trang olympic, vận động viên trượt băng, margot robbie, Tonya Harding, Debi Thomas, Michelle Kwan, thế vận hội, vera wang, Cathy Freeman
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN