Uống bao nhiêu rượu lái xe ô tô thì bị xử phạt 40 triệu đồng?
Cập nhật: 10/01/2020
VOV.VN -Nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc quá 0,4mg/1l khí thở khi lái xe ô tô sẽ bị xử phạt đến 40 triệu đồng, tước GPLX 22 tháng đến 2 năm.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 có một số thay đổi đáng quan tâm đối với người lái ôtô. Trong đó, mức phạt với nhóm vi phạm tốc độ được đồng loạt tăng cao, với mức phạt cao nhất lên tới 20 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 2 - 4 tháng.
Lái xe sau khi uống rượu bia sẽ bị phạt tới 40 triệu đồng và tước GPLX 2 năm; chạy quá tốc độ sẽ bị phạt tối đa 40 triệu đồng. |
Song song với việc Luật phòng, chống tác hại của rượu bia cũng có hiệu lực từ 1/1/2020, các mức phạt đối với các hành vi lái xe khi đã uống rượu cũng đồng loạt tăng ở toàn bộ các mức quy định, và ở mức cao nhất (nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1L khí thở). Mức phạt tiền tối đa sẽ tăng từ 18 triệu đồng lên 40 triệu đồng và thời gian tước quyền sử dụng GPLX cũng tăng từ 6 tháng lên gấp 4 lần (24 tháng).
Mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô sau khi uống rượu bia đã lên tới 40 triệu đồng. |
Ngoài ra, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ hơn về hành vi đi ngược chiều và đi lùi trên cao tốc. Theo đó, mức phạt tiền cho những hành vi này là từ 16 - 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX lên tới 7 tháng.
Kể cả tài xế hay hành khách trên xe khi không thắt dây an toàn sẽ bị phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng
Đáng quan tâm, Nghị định còn có thêm cả quy định về việc lái xe đi xe vào làn thu phí tự động mà xe không đủ điều kiện để đi vào làn đường này cũng sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng.
Dưới đây là bảng thống kê một số lỗi cơ bản quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với lái xe ô tô:
Lỗi vi phạm |
Mức phạt cũ |
Mức phạt mới |
Chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến 10km/h |
600.000 đến 800.000 đồng |
800.000 đến 1 triệu đồng |
Chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h |
2 đến 3 triệu đồng |
3 đến 5 triệu đồng, tước GPLX từ 1 đến 3 tháng |
Chạy quá tốc độ quy định từ 20 đến 35 km/h |
5 đến 6 triệu đồng, tước GPLX từ 1 đến 3 tháng |
6 đến 8 triệu đồng, tước GPLX từ 2 đến 4 tháng |
Chạy quá tốc độ quy định từ 35km/h trở lên |
7 đến 8 triệu đồng, tước GPLX 2 đến 4 tháng |
10 đến 20 triệu đồng, tước GPLX 2 đến 4 tháng |
Nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở |
2 đến 3 triệu đồng, tước GPLX 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông |
6 đến 8 triệu đồng, tước GPLX từ 10 tháng đến 1 năm |
Nồng độ cồn từ 50 đến 80mg/100ml máu hoặc từ 0,25 đến 0,4mg/1l khí thở |
7 đến 8 triệu đồng, tước GPLX từ 3 đến 5 tháng |
16 đến 18 triệu đồng, tước GPLX từ 16 đến 18 tháng |
Nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc quá 0,4mg/1l khí thở |
16 đến 18 triệu đồng, tước GPLX từ 4 đến 6 tháng |
30 đến 40 triệu đồng, tước GPLX 22 tháng đến 2 năm |
Đi ngược chiều trên cao tốc |
7 đến 8 triệu đồng, tước GPLX từ 4 đến 6 tháng |
16 đến 18 triệu đồng, tước GPLX từ 5 đến 7 tháng |
Đi ngược chiều trên đường 1 chiều |
800 nghìn đến 1,2 triệu đồng, tước GPLX 2 đến 1 tháng |
10 đến 20 triệu đồng, tước GPLX từ 2 đến 4 tháng |
Không thắt dây an toàn khi lái xe |
100 đến 200 nghìn đồng |
800 nghìn đến 1 triệu đồng |
Chở người trên xe không thắt dây an toàn |
800 nghìn đến 1 triệu đồng |
|
Bấm còi, rú ga, sử dụng đến chiếu xa trong khu đông dân cư (trừ xe ưu tiên) |
600 đến 800 nghìn đồng |
800 nghìn đến 1 triệu đồng |
Sử dụng điện thoại bằng tay khi đang lái xe |
600 đến 800 nghìn đồng |
1 đến 2 triệu đồng |
Vượt đèn đỏ, đèn vàng |
1,2 đến 2 triệu đồng |
3 đến 5 triệu đồng, tước GPLX từ 1 đến 3 tháng |
Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông |
1,2 đến 2 triệu đồng |
3 đến 5 triệu đồng, tước GPLX từ 1 đến 3 thá ng |
Lái xe không đủ điều kiện thu phí tự động mà đi vào làn thu phí tự động tại các trạm dừng thu phí chưa quy định |
1 đến 2 triệu đồng |
1 đến 2 triệu đồng |
Tăng chế tài phải thực thi nghiêm
Theo báo cáo của Bộ GTVT, năm 2019 (từ ngày 15/12/2018 đến 14/12/2019), cả nước xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 7.624 người, làm bị thương 13.624 người. So với cùng kỳ năm 2018, giảm 939 vụ (giảm 5,06%), giảm 587 người chết (giảm 7,15%), giảm 934 người bị thương (giảm 6,42%). Trung bình mỗi ngày có hơn 20 người tử vong vì TNGT, để lại nỗi đau cho những gia đình và xã hội.
Đi ngược chiều, lùi xe trên cao tốc sẽ bị phạt tới 18 triệu đồng và tước GPLX 7 tháng. |
Cũng từ phân tích kết quả tổng hợp của các cơ quan chức năng cho thấy, tỷ lệ người lái xe máy gây ra các vụ TNGT do uống rượu, bia lái xe chiếm từ 70 - 90% số vụ (trong đó, tỷ lệ nam giới gây ra là 80 - 90%). Thời điểm xảy ra tai nạn liên quan đến uống rượu, bia thường vào buổi tối (18 - 24 giờ) và cao hơn vào các ngày cuối tuần. Số liệu sơ bộ qua việc quan sát hành vi tại các nhà hàng cho thấy, tỷ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia chiếm 68% (xe máy 62%, ô tô 6%). Khoảng 40% người đi rượu, bia ra về trong tình trạng bị say.
Ngay ngày đầu năm mới này, tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, lực lượng chức năng đã ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với chủ điều khiển phương tiện giao thông. Nhiều hình ảnh được chia sẻ trên cộng đồng mạng trong 2 ngày vừa qua cho thấy, tại những chốt trực của lực lượng CSGT, không ít tài xế "trốn trạm" hòng tránh bị xử phạt. Trong khi đó, rất nhiều người chia sẻ đã tự ý thức không uống rượu, bia sau khi nắm rõ quy định mới.
Năm 2020 tiếp tục thực hiện năm ATGT với chủ đề “Đã uống rượu bia, không lái xe”; triển khai các giải pháp đồng bộ, trong đó, quyết tâm giảm TNGT từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí so với năm 2019. Hy vọng, với sự vào cuộc sát sao, thực thi pháp luật nghiêm minh từ cơ quan chức năng, xã hội sẽ vơi bớt những nỗi đau do tai nạn giao thông gây ra.
Nói về xử lý "ma men" lái xe chưa đạt hiệu quả cao, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thừa nhận: “Luật ra đời đã lâu nhưng vẫn còn nhiều hành vi vi phạm, điều này là do mức xử phạt còn nhẹ và chưa nghiêm".
Vậy nên, việc đưa ra các giải pháp để ngăn chặn TNGT liên quan đến rượu, bia là rất bức thiết. Nhiều người kỳ vọng, khi áp dụng chế tài tăng, TNGT sẽ được kiềm chế.
Song để đạt được hiệu quả cao, việc xử phạt cần nghiêm minh, vì thực tế, có không ít trường hợp uống rượu bia bị CSGT giữ lại, sau khi dùng một "mối quan hệ" nào đó lại được... cho qua. Hoặc có tình trạng "cưa đôi", người vi phạm chịu một nửa, số còn lại lọt vào túi riêng của cá nhân được giao nhiệm vụ xử lý. Thế nên, sự lo ngại về mức độ đạt hiệu quả thấp cũng không phải là không có cơ sở./.
Bị kiểm tra nồng độ cồn, "doạ" gọi Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Kiểm tra nồng độ cồn lái xe taxi, phát hiện khách hot girl mang ma túy
Phạt tới 40 triệu, tước GPLX 2 năm với lái xe vi phạm nồng độ cồn
Từ khóa: Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, nồng độ cồn, uống rượu bia, nồng độ cồn, uống rượu bia
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN